Luận Văn Các cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Cuộc vận động tranh cử và “đấu tranh nghị trường” là một bộ phận đặc
    biệt trong cuộc đấu tranh vì quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ 1936-1939 do
    Đảng cộng sản Đông dương lãnh đạo. Mặc dù diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau
    nhưng đây là lần duy nhất trong toàn bộ lịch sử Cận đại Việt Nam “đấu tranh nghị trường”
    công khai thực sự trở thành bộ phận của phong trào yêu nước và cách mạng, đồng thời
    trong tất cả các đảng cộng sản ở các dân tộc thuộc địa, Đảng Cộng sản Đông dương là
    đảng duy nhất đã phát động được một cuộc đấu tranh giàu tính sáng tạo và thành công.
    Sau khi chinh phục và biến Việt Nam
    thành thuộc địa của họ, người Pháp đã lập
    ra một hệ thống cai trị thực dân mà mục
    đích chủ yếu không phải là du nhập hệ
    thống chính trị dân chủ đại nghị từ “Mẫu
    quốc” vào để “khai hoá văn minh” cho xứ
    thuộc địa mà là nhằm cai trị và bóc lột dân
    chúng bản xứ hữu hiệu hơn. Ở Nam Kỳ,
    Trung Kỳ và Bắc Kỳ, từ sau Thế chiến I
    thực dân Pháp đã cho cải tổ các cơ quan
    tư vấn và lập ra một số cơ quan “dân cử”,
    như Viện Dân Biểu Bắc Kỳ (Chambre des
    Représents du Tonkin), Viện Dân biểu
    Trung Kỳ (Chambre des Représents du
    Peuple du de I’ Annam) và Hội đồng Quản
    hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial, thành lập từ
    1880). Nhưng tất cả các cơ quan gọi là
    “dân cử”, “dân biểu” đó thực ra chỉ là các
    thiết chế bù nhìn, hữu danh vô thực, hoàn
    toàn không có vai trò đáng kể gì trong cơ
    cấu quyền lực và quá trình chính trị ở cả
    ba Kỳ. Các vị “dân biểu” và các “ông hội
    đồng” phần lớn là do người Pháp chọn ra
    từ trong tầng lớp người thượng lưu bản
    xứ, có thái độ thân chính quyền thực dân.
    Một số thành viên của các viện và hội
    đồng đó được chọn lựa thông qua bầu cử,
    nhưng quyền bầu cử và ứng cử cũng chỉ
    dành riêng cho tầng lớp thượng lưu bản
    xứ, trong khi quảng đại dân chúng hoàn
    toàn bị gạt ra ngoài quá trình chọn lựa ra
    các vị “dân biểu”.
    Do những điều kiện như trên mà chưa
    bao giờ đấu tranh nghị trường thực sự trở
    thành một bộ phận của phong trào vận
    động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Trừ
    Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, là một tập hợp
    của các phần tử thân chính quyền thực
    dân, thì không một tổ chức hay chính
    đảng yêu nước và cách mạng nào ở Việt
    Nam có thể tham gia vào lĩnh vực đấu
    tranh này, bởi lẽ tuyệt đại đa số các tổ
    chức này đều là tổ chức bí mật, bị loại ra
    ngoài vòng pháp luật thực dân và do đó
    chỉ có thể hoạt động bất hợp pháp.
    Science & Technology Development, Vol 9, No.10- 2006
    Trang 20
    Ngay từ khi ra đời cho tới trước năm
    1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chưa
    bao giờ đặt vấn đề tiến hành đấu tranh
    trên địa hạt này. Trong bối cảnh của Nam
    Kỳ những năm 1933 - 1935, một số cán
    bộ cộng sản đứng đầu là Nguyễn Văn
    Tạo1 đã cùng liên danh với Nguyễn An
    Ninh và Tạ Thu thâu tham gia các cuộc
    tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ
    dưới danh nghĩa "Sổ lao động", chủ yếu
    nhằm thông qua cuộc tranh cử đó mà công
    khai lên án chính sách của thực dân Pháp,
    đồng thời tuyên truyền, giác ngộ quần
    chúng. Chính thông qua các cuộc đấu
    tranh này mà các chiến sĩ cộng sản và yêu
    nước thu thập được những kinh nghiệm
    đầu tiên về đấu tranh nghị trường, công
    khai.2
    Cuối năm 1936, trong không khí sôi
    sục của phong trào Đông Dương Đại hội,
    nhóm cán bộ cộng sản hoạt động công
    khai ở Hà Nội tập trung trong toà báo Le
    Travail là những người đầu tiên đã mạnh
    dạn phối hợp với một số nghị viên cấp
    tiến của Viện Dân biểu Bắc Kỳ do Vũ
    Văn An đứng đầu để đấu tranh chống lại
    âm mưu phá phong trào của nhóm nghị
    viên bảo thủ thân thực dân do Phạm Huy
    Lục cầm đầu. Đầu năm 1937, Viện Dân
    biểu Bắc Kỳ khuyết một ghế nghị viên,
    nhóm Le Travail đã vận động giới thiệu
    1 Lúc đó Nguyễn Văn Tạo là đảng viên của Đảng
    Cộng sản Pháp
    2 Về các cuộc vận động tranh cử và "đấu tranh
    nghị trường" đầu tiên ở Nam Kỳ do Nguyễn Văn
    Tạo.
    Trịnh Văn Phú đại diện cho nhóm đứng ra
    tranh cử. Giới tư sản thân thực dân thì vận
    động cho con trai chủ hiệu thuốc Phúc
    Bình. Kết quả là đại biểu của Le Travail
    đã giành thắng lợi và trở thành nghị viên
    của Viện Dân biểu Bắc Kỳ. Đây lần đầu
    tiên những người cộng sản tham gia vào
    một cuộc vận động tranh cử và đã giành
    được thắng lợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...