Tiểu Luận Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân việt nam giai đoạn 1862-1875

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu:Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn ở trong tình trạng suy đốn.
    Về mặt tư tưởng: triều đình nhà Nguyễn bị tinh thần hủ Nho chi phối, thủ cựu, hẹp hòi, không chấp nhận những cải cách duy tân; quan lại sĩ phu đa phần đều cố chấp nên dẫn đến tình trạng xã hội ngày một lạc hậu, trì trệ. Thời Tự Đức trở về sau, binh lực và tài lực ngày một suy yếu. Binh lính không được luyện tập, trang bị vũ khí lạc hậu chỉ có gươm giáo, tướng sĩ thường không chuyên trách, không có uy tín với binh lính. Tinh thần quân đội thấp kém, không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ bảo vệ nhà nước trước quân xâm lược của tư bản phương Tây.

    Về tài chính: Nước ta khi ấy là một nước nông nghiệp lạc hậu, cộng với chính sách bế quan tỏa cảng nên tài lực chủ yếu trông vào nguồn đóng góp của dân-mà nguồn đóng góp này càng suy giảm dần do đời sống người dân rất khốn cùng. Đời sống người dân khốn cùng đến nỗi triều đình muốn tăng thêm nguồn thuế cũng không thể được. Để có nguồn thu chi, triều đình nhà Nguễn tăng cường việc khai thác các mỏ vàng, bạc, kẽm nhưng do tình trạng quá lạc hậu nên sự khai mỏ này chủ yếu chỉ làm giàu thêm cho bọn con buôn Trung Hoa. Có thể nói, từ năm 1862, thực trạng nước ta chỉ tóm gọn qua bốn chữ: “Tiền hoang, binh khuyết”.

    Trước thực trạng xã hội như vậy, nhiều chí sĩ thức thời hiểu rõ sự cần thiết của việc đổi mới đất nước như Đinh Văn Điền, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên trình lên triều đình những đề xướng canh tân nhằm đối phó lại sự xâm lược của tư bản Pháp. Những người đề xướng cải cách cho rằng muốn cải cách xã hội trước hết phải cải tạo quan lại, dùng những người tài giỏi trong nhân dân tham gia ý kiến vào việc nước, dùng chế độ pháp trị để quan lại không thể chuyên chế, ức hiếp nhân dân muốn làm được điều đó phải cải cách giáo dục, học các môn thực dụng như luật học, nông học, kỹ nghệ, địa lý, thiên văn
    Về kinh tế: phải lo đến canh nông, đề phòng hạn hán, lụt lội; tăng cường khai hoang, phát triển kỹ nghệ, khai khoáng, mở mang thương mại, giao thông
    Về tài chính: Phải chú ý đến vấn đề thuế khóa, phải căn cứ vào nhân lực và tài lực trong dân.

    Ngoài ra phải chú ý phát triển quân đội, cải tạo xã hội, mở rộng thông thương
    Tuy nhiên, tình trạng nước ta lúc ấy không thể dẫn đến một cuộc cải cách toàn diện như thế do xã hội phong kiến đã suy tàn, lực lượng sản xuất mới và lực lượng xã hội mới chưa xuất hiện. Do đó, các đề cải cách đã thất bại và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất nước.

    Bắt đầu từ triều vua Minh Mạng việc cấm đạo đã được thực hiện. Đến thời Tự Đức, chính sách này càng triệt để hơn. Lấy cớ triều đình Việt Nam cấm đạo, sát đạo, năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn phải ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông; hiệp ước Giáp Tý năm 1874, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ và cuối cùng là hiệp ước Giáp Thân năm 1884, khẳng định sự thống trị của Pháp ở Việt Nam. Điều đó khiến cho những người yêu nước-nhân dân Việt Nam vô cùng phẫn nộ, đã nổi lên chống Pháp và triều đình. Thời kỳ này nhiều cuộc khởi nghĩa chống xâm lược nổ ra ở khắp nơi từ Bắc đến Nam với nhiều thành phần dân chúng tham gia. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ giai đoạn từ năm 1859 đến năm 1875.

    MỤC LỤC

    A. Lời mở đầu: 4
    B. Nội dung: 6
    I. Cuộc kháng chiến giữ nước oanh liệt của nhân dân Việt Nam từ năm 1859 đến trước hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862: 6
    II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ từ năm 1862 đến năn 1867: 12
    1. Hoàn cảnh của ta và thực dân Pháp trước khi kí hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862): 12
    2. Phong trào kháng chiến ở Nam Kỳ giai đoạn từ năm 1862 đến năm 1867: 12
    III. Cuộc kháng chiến ở Nam kỳ ( 1867- 1875) 26
    a. Hành động của Pháp
    b. Thái độ của triều đình Huế .

    c. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ tiếp tục kháng chiến (1867-1875)
    IV. Ý nghĩa. 33
    V. Nhận xét, đánh giá chung về các phong trào. 33
    C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
    D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM . 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...