Tiểu Luận Các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam những năm cuối thế kỷ xx đầu thế kỷ xxi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG VÀ HẠN CHẾ


    Ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của Việt Nam thì việc lựa chọn công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các công cụ chính sách tiền tệ mà Việt Nam áp dụng trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI để biết được chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chuyển giao của thế kỷ XX sang thế kỷ XXI nhằm đánh giá thực trạng sử dụng, điều hành công cụ đó và những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng những công cụ tiền tệ.
    I. Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI:
    1. Sự đổi mới trong thực hiện chính sách tiền tệ:
    - Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ cũng được xây dựng, đổi mới phù hợp thực tiễn Việt Nam. Việc sử dụng các công cụ của chính sách phải linh hoạt và phù hợp với điều kiện Việt Nam ở các thời kỳ cụ thể chứ không đóng băng như thời kỳ bao cấp (lãi suất cố định nhiều năm).
    - Từ đầu thập niên 90, Việt Nam chỉ sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ là chủ yếu, cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ngân hàng nhà nước đã dần từng bước chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp, mở rộng và nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn , và trong trường hợp cần thiết sử dụng công cụ tỷ giá, lãi suất Có thể nói, ngân hàng nhà nước Việt Nam gần như đã sử dụng tất cả các công cụ của chính sách tiền tệ theo thông lệ quốc tế, trong đó, ngân hàng nhà nước rất chú trọng đến việc hoàn thiện và đổi mới các công cụ này.
    - Tuy nhiên cũng có những tồn tại trong giai đoạn này là ngân hàng nhà nước chưa có đủ điều kiện xây dựng và sử dụng chính sách tiền tệ có hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các bên liên quan còn kém, việc xác định khối lượng tiền cung ứng hàng năm chưa chính xác và chưa kịp thời.
    2. Thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI:
    a. Công cụ lãi suất:
    - Năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ, ngân hàng nhà nước đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2% tháng (ngắn hạn) và 1,25% tháng (trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85% tháng (ở thành thị); 1% tháng (ở nông thôn); 1,15% tháng (ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở); 0,7% tháng (ngân hàng phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay bằng USD là 7,5% năm. Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang làm chậm tốc độ tăng trưởng.
    - Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến giảm từ 0,75% xuống 0,70% một tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế. Trong năm 2000, lãi suất thị trường quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng tăng theo (từ 3,5% năm lên 4,5% năm), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD.
    - Ngày 2/8/2000, ngân hàng nhà nước đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ:
    + Đối với cho vay bằng VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản được công bố hằng tháng. Thời gian đó, lãi suất cơ bản là 0,75% tháng, biên độ cho vay ngắn hạng là 0,3% tháng, biên độ cho vay trung và dài hạn là 0,5% tháng.
    + Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng Singapore (SiBOR) kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc ngân hàng nhà nước quy định (Cụ thể biên độ cho vay ngắn hạn là 1% năm, biên độ cho vay trung dài hạn là 2,5% năm).
    + Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi tín dụng nên cho phép các tổ chức tín dụng tự xác định.
    - Với nội dung điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước, phù hợp thực tiễn Việt Nam lúc bấy giờ, đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hóa lãi suất.
    b. Công cụ hạn chế mức tín dụng:
    - Đã mất dần vai trò trong việc hạn chế sự gia tăng của các phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng giảm và thấp dần, mặt khác nhu cầu của nền kinh tế ngày càng tăng và cần phải mở rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
    c. Công cụ dự trữ bắt buộc
    - Trong năm 1999, quy chế dự trữ bắt buộc có những thay đổi đáng kể: Đối tượng áp dụng được mở rộng thêm (Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác); số tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thay cho quy định về cơ cấu dự trữ bắt buộc trước đây: 70% gửi tại ngân hàng nhà nước và 30% tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán; việc trả lãi tiền dự trữ bắt buộc do chính phủ quy định.
    - Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên đã góp phần nhất định vào việc mở rộng tín dụng, giảm chi phí hoạt động và góp phần làm dịu đi những khó khăn của các ngân hàng thương mại do lãi suất giảm.
    - Bước sang năm 2000, ngân hàng nhà nước tiếp tục áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND như năm 1999. Riêng về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ để tạo tín hiệu hạn chế việc các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi USD (qua việc nâng lãi suất huy động) để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong nước. Ngày 1/10/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 11/2000. Sau đó nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương trên, ngày 1/12/2000 ngân hàng nhà nước tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 12% áp dụng từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc 12/2000.
    d. Công cụ cho vay tái chiết khấu:
    - Năm 1999, với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ giảm phát ngân hàng nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn từ mức 1,1% tháng đầu năm xuống 0,5% tháng đồng thời quy chế về nghiệp vụ chất khấu, tái chiết khấu đã được ban hành để phát triển một bước hiệu quả công cụ này trong các chính sách tiền tệ và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được chiết khấu tại ngân hàng nhà nước là tín phiếu kho Bạc, trái phiếu ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác do ngân hàng nhà nước quy định ở mỗi thời kỳ. Mức lãi suất chiết khấu được công bố là 0,45% tháng.
    - Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng vào ngày 31/3/2000 và ngày 31/7/2000 tiếp tục giảm xuống 0,4% tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45% tháng xuống còn 0,4% tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35% tháng vào tháng 7/2000. Tuy vậy cho đến tháng 9/2000 để hạn chế các tổ chức tín dụng bù đắp thiếu hụt thanh toán qua hình thức vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ ngân hàng nhà nước và khuyến khích thực hiện bù đắp qua thị trường mở nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, đồng thời tạo tín hiệu cho các tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động, ngày 2/11/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5% tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45% tháng.
    - Như vậy công cụ cho vay tái chiết khấu đã dần được áp dụng theo đúng bản chất của nó là tín hiệu cho các ngân hàng thương mại điều chỉnh lãi suất cùng với sự phát triển của thị trường ở Việt Nam, trở thành công cụ đắc lực của chính sách tiền tệ quốc gia
    e. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
    - Năm 1999, công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị. Cho đến ngày 12/8/2000, ngân hàng nhà nước chính thức đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động sau một giai đoạn chuẩn bị lâu dài theo phương hướng sử dụng nó như là một công cụ điều tiết tiền tệ linh hoạt và có hiệu quả của ngân hàng nhà nước.
    - Trong năm 2000, ngân hàng nhà nước đã thực hiện được 17 phiên giao dịch thị trường mở, trong đó có 14 phiên mua, được 1353,50 tỷ đồng đạt 71,24% khối lượng chào mua với lãi suất khoảng 4,20% – 5,58% và 3 phiên bán, được 550 tỷ đồng đạt 100% khối lượng chào bán với lãi suất trong khoảng 4,0 – 4,6% năm. Đến 31/12/2000, ngân hàng nhà nước đã bơm 405 tỷ đồng qua thị trường mở sau khi loại trừ các khoản mua, bán đã đến hạn thanh toán.
    Từ 1/1/2001 – 7/2/2001, ngân hàng nhà nước đã thực hiện được 3 phiên giao dịch mua, được 160 tỷ đồng chỉ đạt 50% khối lượng chào mua với lãi suất 3,5 – 4,6% năm. Đã có 18 tổ chức tín dụng đăng ký là thành viên của thị trường (tuy vậy mỗi phiên giao dịch chỉ có thường xuyên 1 đến 3 thành viên tham gia). Phương thức giao dịch chủ yếu là Mua – Bán có kỳ hạn (15 tháng – 4 tháng) hoặc mua hẳn, bán hẳn
    - Như vậy, ở Việt Nam, thị trường mở đã tìm được con đường đi riêng cho mình và tính ưu việt của nó đã phát huy tác dụng ở một múc độ nhất định (đã giúp cho các ngân hàng thương mại được chủ động hơn trong việc điều chỉnh lượng vốn khả dụng của mình, qua đó ngân hàng nhà nước phần nào đã thực hiện được mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia). Tuy vậy, thời gian này mới chỉ là giai đoạn khởi đầu và mang tính chất thử nghiệm nên đòi hỏi nó phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện.

    3. Đánh giá việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...