Chuyên Đề Các cơ chế giải quyết tranh chấp về biển theo Công ước Luật biển 1982

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các cơ chế giải quyết tranh chấp về biển theo Công ước Luật biển 1982
    (20/06/2012)
    Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hoà bình là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. Liên quan đến các tranh chấp về biển, Công ước Luật Biển năm 1982 đã dành toàn bộ phần thứ XV với 21 điều và 4 Phụ lục để nói về giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và thực hiện các điều khoản của Công ước. Trước hết, Công ước quy định nghĩa vụ của các bên là giải quyết các tranh chấp nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Sau đó, khi đi vào các nghĩa vụ cụ thể, Công ước nêu rõ nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện Công ước thì các bên phải ngay lập tức trao đổi ý kiến để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác. Trong giai
    đoạn này, các bên cũng có thể đưa các tranh chấp ra hòa giải. Nhưng nếu các thủ tục thương lượng và hoà giải không đem lại kết quả thì tranh chấp phải được đưa ra để giải quyết bằng Tòa án quốc tế hoặc Trọng tài quốc tế. Về thủ tục này, Công ước quy định 04 cơ chế quốc tế để các bên tranh chấp lựa chọn. Đó là Tòa án quốc tế La Hay, Tòa án quốc tế về Luật Biển, Trọng tài quốc tế và Trọng tài quốc tế đặc biệt.
    Tòa án quốc tế La Hay (International Court of Justice) ra đời cùng với sự xuất hiện của Liên hợp quốc. Tòa án quốc tế là một trong các cơ quan chính của Liên hợp quốc. Trụ sở của Tòa đặt tại La Hay, nên Tòa thường được gọi là Tòa án quốc tế La Hay. Quy chế của Tòa án là một bộ phận của Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Các thẩm phán của Tòa án được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu. Để trúng cử ứng cử viên phải đạt đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai cơ quan. Theo quy định, trong nhiệm kỳ đầu, 1/3 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm, 1/3 thẩm phán khác có nhiệm kỳ 6 năm và số còn lại có nhiệm kỳ 9 năm. Các thẩm phán bầu ra Chánh án và Phó Chánh án với nhiệm kỳ 3 năm. Số ghế thẩm phán được các khu vực địa lý thống nhất phân bổ. Các thẩm phán và trụ sở của Tòa án được hưởng các ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Hiện nay, Chánh án của Tòa là ông P.Tomca (Xlô-va-kia) và các thẩm phán là công dân Mê-hi-cô, Pháp, Nhật Bản, Niu Di lân, Ma rốc, Nga, Bờ -ra-xin, Xô-ma-li, Anh, Trung Quốc, Mỹ, I-ta-li, U-gan-đa và Ấn Độ.
    Không phải trong các vụ việc nào cũng phải đủ 21 thẩm phán. Đối với một số loại vụ việc nhất định, ví dụ như các vụ liên quan lao động, quá cảnh và thông tin, Tòa án quốc tế La Hay có thể lập các phòng xét xử gồm 03 thẩm phán trở lên. Tòa án cũng có thể lập các phòng xét xử các vụ việc cụ thể với thành phần gọn nhẹ được các bên chấp nhận. Cho đến nay đã có 6 trường hợp như vậy với 5 thẩm phán. Để đẩy nhanh công việc xét xử hàng năm, Tòa án sẽ lập phòng xét xử với 5 thẩm phán để tiến hành vụ kiện theo thủ tục rút gọn. Loại này cũng chưa vận dụng đến. Tòa có 3 Uỷ ban là Uỷ ban Ngân sách và Tài chính (Chánh án, Phó Chánh án và 3 đến 4 thẩm phán), Uỷ ban Thủ tục với 6 thẩm phán và Uỷ ban Thư viện với 3 thẩm phán.
    Tòa án có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp do các bên đưa ra và mọi vấn đề được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc trong các điều ước quốc tế hiện hành, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Điều kiện cần thiết ở đây là sự đồng ý của các bên. Việc đồng ý chấp nhận ràng buộc của Tòa được thể hiện qua tuyên bố đơn phưong hoặc qua thỏa thuận với nhau hoặc qua quy định trong văn bản điều ước quốc tế liên quan. Khi xét xử các vụ kiện, Tòa áp dụng các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung của pháp luật. Đồng thời Tòa cũng sẽ vận dụng các phán quyết, học thuật của các học giả nổi tiếng như là các công cụ hỗ trợ. Theo quy định, các thẩm phán của quốc gia tham gia vụ kiện trước Toà vẫn có quyền tham gia xét xử. Trong trường hợp đó, nếu quốc gia khác tham gia vụ kiện nhưng không có thẩm phán làm việc ở Toà thì có thể chọn một người nào đó để tham gia với tư cách thẩm phán. Nếu cả 2 bên tranh chấp không có thẩm phán nào ở Tòa thì cả 2 bên có quyền chọn thẩm phán cho mình.
    Các phán quyết của Tòa án được thông qua bằng đa số phiếu. Tương tự như Toà án quốc tế về Luật Biển, trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chánh án là quyết định. Mọi phán quyết của Tòa là cuối cùng và không được kháng án. Trong lịch sử 66 năm của mình, Tòa án quốc tế La Hay đã giải quyết hơn 60 tranh chấp giữa các quốc gia. Trong đó có nhiều tranh chấp liên quan đến các vấn đề
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...