Tài liệu Các chuyển đổi đo lường sơ cấp

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIÁO ÁN_KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
    CÁC CHUYỂN ĐỔI ĐO LƯỜNG SƠ CẤP

    7.1. Khái niệm chung.
    Chuyển đổi đo lường sơ cấp thực hiện quan hệ hàm đơn trị giữa hai đại lượng
    vật lý với một độ chính xác nhất định, trong đó đại lượng vào cần đo là đại lượng
    không điện và đại lượng ra là đại lượng điện, xử lý đại lượng điện này bằng các
    mạch đo để có được kết quảđo.
    Các chuyển đổi đo lường sơ cấp thường dựa trên các hiệu ứng vật lý vì vậy độ
    chính xác của nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất vật lý của chuyển đổi. Để nâng
    cao độ chính xác của phép đo và dụng cụđo cần nâng cao độ chính xác của chuyển
    đổi sơ cấp vì đây là khâu cơ bản trong thiết bịđo.

    7.1.1. Các định nghĩa.
    - Chuyển đổi đo lường (tranducer): là thiết bị thực hiện một quan hệ hàm đơn
    trị giữa hai đại lượng vật lý với một độ chính xác nhất định.
    - Chuyển đổi đo lường sơ cấp (primary tranducer): là các chuyển đổi đo
    lường mà đại lượng vào là đại lượng không điện và đại lượng ra là đại lượng điện.
    Đa số các chuyển đổi đo lường sơ cấp đều dựa trên các hiệu ứng vật lý như: hiệu
    ứng nhiệt điện, quang điện, hóa điện, cộng hưởng từ hạt nhân vì vậy mà độ chính
    xác, độ nhạy, độ tác động nhanh đều phụ thuộc vào các thành tựu của ngành vật lý
    và phụ thuộc vào công nghệ chế tạo.
    - Đầu đo (sensor): là chuyển đổi sơ cấp được đặt trong một hộp và có kích
    thước và hình dạng khác nhau phù hợp với chỗđặt của điểm đo. Còn gọi là bộ cảm
    biến, xenxơ (sensor).

    7.1.2. Các đặc tính của chuyển đổi sơ cấp.
    Theo quan điểm môhình mạch ta coi bộ cảm biến như một hộp đen, có quan hệ
    đáp ứng-kích thích được biểu diễn bằng phương trình của chuyển đổi sơ cấp là:
    Y f (X ) (7.1)

    Hình 7.1. Mô hình mạch của chuyển đổi đo lường sơ cấp.

    với X là đại lượng đầu vào (đại lượng không điện cần đo), Y là đại lượng ra (đại
    lượng điện sau chuyển đổi).
    Trong thực tế mối quan hệ này thường được tìm thông qua thực nghiệm. Mối
    quan hệ (7.1) thường là phi tuyến, nhưng để nâng cao độ chính xác của thiết bịđo
    cần phải tìm cách tuyến tính hóa bằng các mạch điện tử hay sử dụng các thuật toán
    thực hiện khi gia công bằng máy tính.
    Tín hiệu ra Y của chuyển đổi đo lường sơ cấp trong thực tế không chỉ phụ thuộc
    tín hiệu vào X mà còn phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài Z, tức là:

    GV: Lê Quốc Huy_Bộ môn TĐ-ĐL_Khoa Điện 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...