Luận Văn Các chương trình mục tiêu trọng điểm phát triển xuất khẩu và các giải pháp nhằm đảm bảo các điều kiệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU CHO VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011-2020



    LỜI MỞ ĐẦU
    Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và các văn kiện
    trình Đại hội XI của Đảng đã xác định một số định hướng, mục tiêu chiến lược
    phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ tới 2020. Trong đó, đã xác định: Phấn đấu
    đến nă m 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
    tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm, GDP năm 2020 bẳng 2,2 lần
    năm 2010. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng các nganh công nghiệp và dịch vụ chiếm
    khoảng 8%, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP . Giá trị
    sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khỏang 40% tổng giá trị sản xuất công
    nghiệp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
    phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng qui mô vừa chú
    trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
    thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch
    vụ gắn với các vùng kinh tế, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh
    chiến lược thị trường, tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh
    tranh của sản phẩm. Đón bắt xu hướng sản phẩm sạch, năng lượng sạch và tiêu
    dùng sạch của thế giới để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Phát triển kinh tế tri
    thức, phấn đấu yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP), đóng góp trên 35% vào
    tăng trưởng, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 – 3%/năm. Xây dựng
    kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại.
    Để góp phần thực hiện các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020 nêu trên, lĩnh vực xuất nhập khẩu phải phát
    triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển xuất khẩu phải hợp lý giữa chiều
    rộng và chiều sâu, hài hòa lợi ích giữa các ngành hướng về xuất khẩu và các
    ngành thay thế nhập khẩu. Phải cơ cấu lại xuất nhập khẩu, đổi mới mô hình tăng
    trưởng xuất nhập khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát
    triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH. Phải điều chỉnh chiến lược thị
    trường gắn với lộ trình hội nhập quốc tế, đa dạng hoá thị trường và phương thức
    xuất khẩu, gắn thị trường trong nước với phát triển thị trường nước ngoài. Đẩy
    2
    mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp chế biến,
    chế tạo hàng xuất khẩu. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, cơ
    sở hạ tầng luật pháp, chính sách, nhân lực và thanh toán cho phát triển XNK,
    giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
    Phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới cũng phải góp phần thực hiện thành
    công các khâu đột phá chiến lược đã xác định trong dự thảo chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội 2011 – 2020: 1) Hoàn thiện thể chế thị trường định hướng
    XHCN; 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
    cao; 3) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và một số công trình hiện đại.
    Xuất nhập khẩu thời kỳ tới phải phát triển nhanh theo hướng hiệu quả và
    bền vững. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP
    gần 2 lần; giảm nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu so với xuất khẩu để phấn đấu đến
    năm 2020 cân bằng được xuất - nhập, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện
    cán cân thanh toán. Cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng
    nhanh tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, nhóm hàng có hàm
    lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ
    chế, nhóm nguyên nhiên liệu thô trong cơ cấu xuất khẩu. Tăng nhanh tỷ trọng
    nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ tỏng tổng kim ngạch nhập khẩu.
    Theo định hướng chung đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
    hàng hoá bình quân 13 – 14%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, kim ngạch tăng từ
    khoảng 71 tỷ USD năm 2010 lên trên 250 tỷ USD vào năm 2020. Nhập khẩu
    hàng hoá tăng trưởng bình quân 12 – 13%./năm trong thời kỳ chiến lược; giảm
    dần tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, đến năm 2020 cân bằng cán cân xuất – nhập
    khẩu.
    Để thực hiện được mục tiêu, định hướng nêu trên, cần xác định đúng các
    khâu đột phá chiến lược phát triển xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới 2020 và phải
    có các giải pháp, chương trình phát triển xuất khẩu cụ thể, mang tính đồng bộ,
    cùng các biện pháp thực thi hiệu quả. Trong đó, các chương trình mục tiêu trọng
    điểm phát triển xuất khẩu thời kỳ tới 2020 phải hướng vào tạo ra bước đột phá
    nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
    3
    đồng bộ và phát triển nhanh dịch vụ logistics. Đến năm 2020, trong cơ cấu mặt
    hàng xuất khẩu, tỷ lệ hàng chế biến chế tạo phải chiếm trên 80%, tỷ lệ nhóm
    hàng có hàm lượng công nghệ cao phải chiếm trên 25%; tỷ lệ giá trị gia tăng c ủa
    nhóm hàng công nghiệp chế tạo đạt trên 50%, của nhóm hàng nông sản và
    khoáng sản xuất khẩu đạt trên 65%, tỷ lệ hàng đã qua chế biến trong nhóm hàng
    nông sản xuất khẩu tính theo kim ngạch xuất khẩu phải đạt khoảng 80%, chi phí
    xuất khẩu phải giảm xuống dưới mức trung bình của khu vực.
    Để góp phần thực hiện các mục tiêu có tính đột phá chiến lược nêu trên,
    việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chương trình mục tiêu trọng điểm phát
    triển xuất khẩu hàng hoá là rất cần thiết.
    Chuyên đề khoa học này được thực hiện nhằm góp phần thực hiện các mục
    tiêu, định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá thời kỳ đến 2020 nêu
    trên.
    Nội dung chuyên đề được trình bày thành 2 phần:
    I. Định hướng chiến lược tổng quát phát triển công nghiệp và thương m ại
    Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và các trọng điểm ưu tiên phát triển.
    II
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...