Luận Văn Các chính sách và giải pháp quản lý , phát triển môi trường hướng tới bền vững môi trường tỉnh bà rị

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU


    1.1 GIỚI THIỆU

    Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt.
    Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Các vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái . Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa vụ của mọi người, vì sự phát triển chung của cả nhân loại. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà gây tổn hại môi trường thì đó chính là hành động ngăn chặn quy trình phát triển của chính mình, nếu không nói là sự tự phá huỷ mình.
    Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía. Nhiều vùng rộng lớn trước kia đã từng có nền văn minh chói lọi nay trở thành xa mạc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển không đi đôi với bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy luật tự nhiên.
    Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, do chiến tranh và do những chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung.
    Ở các nước công nghiệp, đất không chỉ mất lớp phủ thực vật do phá rừng mà còn là “nghĩa địa” chôn cất bã phóng xạ, chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
    Trên đất nông nghiệp, do thâm canh và đốt rừng lấy đất trồng trọt nên đất bị thoái hóa và ô nhiễm hóa học do dùng phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Nguồn nước sạch, kể cả nước ngầm cũng bị thu hẹp bởi không những do tốc độ khai thác ngày càng cao mà còn do nước bị ô nhiễm, chẳng hạn hàm lượng nitrat (là một trong những chất độc) trong nước ngầm tăng lên gấp 3 lần so với 20-30 năm trước đây.Biển và đại dương hàng năm nhận trung bình 1,6 triệu tấn dầu do tàu thuyền thải xuống và do tai nạn của các tàu chở dầu. Đại dương còn là bãi chôn cất các chất thải phóng xạ. Không khí bị ô nhiễm, khí hậu bị xáo trộn, do khai thác rừng bừa bãi nên diện tích rừng hàng năm bị thu hẹp dần (mà rừng là bộ máy điều hòa và duy trì tỷ lệ CO2/O2 trong không khí), nền công nông nghiệp hàng năm thải vào khí quyển khoảng 1-2 tỉ tấn CO2 và cứ tăng dần theo tốc độ công nghiệp hóa, lượng oxit lưu huỳnh, CH4, CFC, Chính vì những lẽ đó Thế giới ngày càng phát triển càng gây nên những tác động xấu đến môi trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy, vấn đề môi trường và phát triển bền vững đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta hiện nay. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc
    Mục tiêu của công tác quản lý bảo vệ môi trường là “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.The UN and World Bank has encouraged adopting a " natural capital " measurement and management framework. [ citation needed ]
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, hiểu rõ các vấn đề môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang phát triển theo chiều hướng nào
    Hoàn thiện các hệ thống quản lý , công cụ quản lý và quy hoạch môi trường thích hợp hơn.
    Trang bị một cách nhìn tổng thể vững, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường,
    Tìm hiểu sự cần thiết việc tham gia của các nhà hoạt động và công chúng trong quy hoạch môi trường và quản lý môi trường và nhận thức về kế hoạch hoá phát triển và quy hoạch môi trường,
    Thiết lập một mối liên kết giữa phát triển bền sâu sắc vai trò tương ứng của họ trong quá trình tham gia của cộng đồng.
    Đưa ra hướng giải quyết mới , tốt hơn cho vấn đề môi trường Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và cả nước .
    1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Các vấn đề môi trường phát sinh từ sinh hoạt , sản xuất của các khu công nghiệp trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
    Quy hoạch môi trường của tỉnh
    Tình trạng quản lý Môi Trường của tỉnh
    Hiện trạng việc sử dụng các loại tài nguyên
    1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phụchồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
    Ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn đề mà loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đói nghèo, đại dịch AIDS vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời là nội dung quan trọng của phát triền bền vững.
    Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này.
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
    Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường
    Phương pháp khảo sát trực tiếp.
    Phương pháp thống kê số liệu.
    Phương pháp điều tra, phỏng, nhân viên có liên vấn các công nhân quan.
    1.6 NỘI DUNG THỰC HIỆN

    Tìm hiểu về cơ sở lý luận của quản lý môi trường.
    Thu thập các dữ liệu và khảo sát các khu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
    Thu thập các dữ liệu và khảo sát về ĐDSH trên địa bàn tỉnh
    Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý môi trường
    Tìm hiểu về cơ cấu nhân sự , bộ phận chuyên trách , có liên quan đến quản lý
    Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại KCN và STNMT Tỉnh .
    Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lý môi trường




    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I – MỞ ĐẦU1
    1.1GIỚI THIỆU1
    1.2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3
    1.3PHẠM VI NGHIÊN CỨU3
    1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 3
    1.5PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
    1.6NỘI DUNG THỰC HIỆN4
    CHƯƠNG II – TỔNG QUAN5
    2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU5
    2.1.1 Lịch sử hình thành. 5
    2.1.2Vị trí địa lý. 7
    2.1.3 Tự Nhiên Dân Cư. 8
    2.1.4 Khí hậu - Thời tiết9
    2.1.5 Tài nguyên du lịch. 10
    2.1.6 Thông Tin Về Các Khu Công Nghiệp. 13
    2.2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG15
    2.2.1 Hiện trạng môi trường nước. 15
    2.2.2 Hiện trạng môi trường không khí18
    2.2.3 Hiện trạng môi trường đất19
    2.2.4 Đa dạng sinh học. 20
    2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG22
    2.3.1 Tình trạng khai thác gỗ. 23
    2.3.2 Săn bắt, buôn bán trái phép động vật rừng. 23
    2.3.3 Tình hình đánh bắt thủy sản. 24
    2.3.4 Hiện trạng quản lý chất thải25
    2.3.4.1 Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp. 25
    2.3.4.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp. 25
    2.3.4.3 Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế. 25
    2.3.4.4 Chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp. 26
    2.4 CƠ CHẾ , CHÍNH SÁCH , LUẬT PHÁP VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ TNTN26
    2.4.1 Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường. 26
    2.4.2 Về mặt tài chính. 27
    CHƯƠNG III - CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ , PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI BỀN VỮNG28
    3.1 GIẢI PHÁP ĐÔ THỊ BỀN VỮNG :28
    3.2 QUY HOẠCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN31
    3.3 HOÀN THIỆNCHÍNH SÁCH TỔNG THỂ34
    3.3.1 Nhóm chính sách liên quan đến động lực:34
    3.3.1.1 Các chính sách đối với các vấn đề ưu tiên. 35
    3.3.1.2 Mức độ hiệu quả và thực thi của các vấn đề theo kế hoạch/chiến lược quy hoạch đề ra35
    3.4 TỐI ƯU CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG35
    3.4.1 Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường36
    3.4.2 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường. 37
    3.5 TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG , QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG37
    3.6 VẤN ĐỀ NGUỒN LỰC CON NGƯỜI, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.38
    3.7 CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN38
    3.8 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT39
    3.9 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ KHÁC39
    3.9.1 Bảo vệ nguồn nước. 39
    3.9.2 Quản lý việc sử dụng năng lượng. 40
    3.9.3 Quản lý nước thải42
    3.9.4 Quản lý rác thải42
    hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả.43
    3.9.5 Dùng hoá chất43
    3.10 CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG44
    3.11 QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ. 46
    3.12 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG NGHIỆP. 50
    3.13 QUẢN LÝ CHẤT THẢI. 51
    3.14 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC51
    3.15 GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG53
    3.16 HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC54
    3.17 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:54
    CHƯƠNG IV KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ57
    5.1 KẾT LUẬN57
    5.2 KIẾN NGHỊ. 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...