Tiểu Luận Các chính sách và biện pháp thu hút FDI ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cầp thiết của đề tài nghiên cứu.

    Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách “ Đổi mới” toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã nhiều năm duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, môi trường chính trị xã hội được giữ vững. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh những đóng góp tích cực của các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam.


    Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành năm 1987, đã chính thức thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn đầu tư quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới; mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo thêm việc làm mới.Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện còn có nhiều mặt bất hợp lý cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm biện pháp tháo gỡ. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội, hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế xã hội do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại chưa cao, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn thiếu vắng nhiều công ty xuyên quốc gia có tầm cỡ; trình độ lao động trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu so với khu vực Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do nhận thức, quán triệt về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nội dung phát triển kinh tế tại các ngành, các cấp còn hạn chế; các chính sách và khung pháp lý về đầu tư nước ngoài chưa thật đồng bộ, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà. Từ đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và thách thức của đất nước, trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiệu đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.


    Nhằm tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên, cùng với những lý luận đã được tích lũy trong qua trình nghiên cứu môn học đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ cùng một số môn học khác chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘ Các chính sách và biện pháp thu hút FDI ở Việt Nam”


    2. Mục tiêu nghiên cứu.

    2.1. Mục tiêu chung

    Đề tài nhằm đưa ra một hướng tiếp cận giúp cho người đọc có thêm 1 góc nhìn về các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở những lý luận chung đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

    2.2. Mục tiêu cụ thể.

    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

    - Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của VIệt Nam

    - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch, ban hành chính sách và tiến hành các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu là: Các văn bản pháp luật, các nghị định, thông tư có liên quan đến các chính sách và biện pháp thu hút FDI

    - Phạm vi nghiên cứu:

    + Thời gian: Từ năm 1987- 2011

    + Số liệu nghiên cứu: Từ năm 1987-2011

    4. Phương pháp nghiên cứu

    4.1. Phương pháp thu thập số liệu

    Điều tra trực tiếp thông qua các văn bản, báo cáo đã được công bố. Số liệu thu thập chủ yếu làm sáng tỏ phần cơ sở lý luận, thực tiễn, ngoài ra còn làm rõ tính hiệu quả mà các chính sách cũng như các biện pháp thu hút FDI đạt được khi tiến hành triển khai.

    4.2. Phương pháp xử lý số liệu

    Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý trên Microsoft Excel và các phần mềm đặc trưng có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin số liệu sẽ được mô tả dưới dạng bảng biểu.

    4.3. Phương pháp thống kê mô tả

    Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu.

    5.Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu còn bao gồm 3 phần:

    Chương I: Lý luận chung về các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá tác động của các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...