Tiểu Luận Các chiến lược marketing của công ty danameco

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
    CÔNG TY DANAMECO
    Phần I: Cơ sở lý thuyết về chiến lược Marketing
    I. Khái niệm về chiến lược Marketing
    1. Chiến lược:
    1.1: Chiến lược là gì?
    Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, sau đây là một trong
    những định nghĩa về chiến lược: “việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài
    hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân
    bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” (Định nghĩa của Chandler),
    hay đối với Quinn lại có quan điểm tổng quát hơn: “Chiến lược là mô thức hay kế
    hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào
    một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. Nhưng khi môi trường biến đổi
    nhanh chóng thì dường như định nghĩa đó chưa bao quát hết vấn đề, Johnson và
    Scholes đã định nghĩa lại: “ chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức
    về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các
    nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa
    mãn mong đợi của các bên hữu quan”. Nhưng dù là định nghĩa nào, và dù trong
    những khoảng thời gian khác nhau thì qua những định nghĩa đó ta cũng thấy có
    những điểm bất di bất dịch và có sự thống nhất giữa nhiều tác giả, từ đó có thể đưa
    ra những điểm khái quát hơn về chiến lược với 5 chữ P của Mintzberg như sau:
    Kế hoạch (Plan): chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán
    Mô thức (Partern): sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể là dự định
    hay không dự định.
    Vị thế (Position): phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó
    Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Lê Thế Giới
    SVTH: Trương Minh Hiền - lớp 31k12 - 2 -
    Quan niệm ( Perspective): cách thức để nhận thức sâu sắc về thế giới
    Thủ thuật ( Ploy): cách thức cụ thể để đánh lừa đối thủ
    1.2 Các cấp độ chiến lược:
    Không chỉ bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, định nghĩa chiến lược còn
    khác nhau ở nhiều cấp độ, tối thiểu có 3 mức độ được nhận diện, đó là chiến lược
    công ty, chiến lược đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng.
    1.2.1: Chiến lược công ty: Chiến lược cấp công ty hướng tới mục đích và
    phạm vi tổng thể của tổ chức để đáp ứng mong đợi của các cổ đông. Chiến lược
    của công ty liên quan đến tất cả các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và thị trường
    của Doanh nghiệp. Chiến lược này được nêu rõ ràng trong bản “tuyên bố sứ
    mệnh” của công ty và chỉ rõ toàn bộ doanh nghiệp nên phát triển như thế nào và ở
    vị trí nào. Do đó, chiến lược này được các lãnh đạo cấp cao đề ra trước khi bắt đầu
    một lĩnh vực kinh doanh, và nó là kim chỉ nan, là điểm tham chiếu để đánh giá các
    mục tiêu, chiến lược của tổ chức.
    1.2.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Strategic Business Units SBU):
    chiến lược tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế
    cạnh tranh bằng cách khai thác năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường sản
    phẩm cụ thể.
    1.2.3 Chiến lược chức năng (chiến lược hoạt động): các chiến lược này
    là công cụ hỗ trợ cho chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty thực hiện
    một cách hữu hiệu nhờ các bộ phận cấu thành trên phương diện các nguồn lực, các
    quá trình, con người và các kỹ năng cần thiết.
    (Trích dẫn từ Quản trị chiến lược_tác giả: PGS.TS Lê Thế Giới, T.S
    Nguyễn Thanh Liêm, Th.S Trần Hữu Hải)
    1.3: Hoạch định chiến lược:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...