Luận Văn Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 của ngành thuỷ sản

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phụ lục
    Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 của ngành thuỷ sản



    1. Tổng sản lượng thuỷ sản: 2.490.000 tấn. Trong đó:
    Sản lượng khai thác: Giữ ổn định ở mức:1.400.000 tấn.
    Sản lượng nuôi trồng: 1.090.000 tấn.
    2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản: 2,25 tỷ đến 2,3 tỷ USD tăng 12-15% so với thực hiện năm 2002.
    3. Diện tích nuôi trồng thuỷ trồng thuỷ sản: 1.000.000 ha tăng 4,7% so với thực hiện năm 2002. Trong đó:
    Diện tích nước mặn, lợ: 550.000 ha tăng 3,7% so với thực hiện năm 2002.
    Diện tích nuôi nước ngọt: 450.000 ha tăng 5,8% so với thực hiện năm 2002
    4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 6.001,067 tỷ đồng. Trong đó:
    Trung ương quản lý: 525,97 tỷ đồng.
    Địa phương quản lý: 5.475,093 tỷ đồng.
    5. Đào tạo giáo dục:
    Đại học tuyển mới: 400 người.
    Trung học chuyên nghiệp: 1.560 người.
    Đào tạo nghề dài hạn: 3.350 người.
    Dạy nghề ngắn hạn: 8.000 người.
    Bồi dưỡng công chức Nhà nước: 150 người.
    6. Nộp ngân sách Nhà nước: 1.800 tỷ đồng.

    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    + Kết quả thành công của Đại hội Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 năm 2001 đã tiếp tục khẳng định con đường đúng đắn cho nền kinh tế Việt Nam ở những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng ta chủ trương: “Tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.”.
    + Thị trường Mỹ là một trong những thị trường mang tính chất chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã chính thức đi vào thực tiễn từ ngày 17/10/2001. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn góp phần gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
    + Thị trường Mỹ là một thị trường lớn, đa dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết nền ngoại thương Mỹ phức tạp, có những đặc thù riêng đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và thị trường này còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.
    + Mặt hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
    + Ngành thuỷ sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng thuỷ sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt được năm 2001 là 1.760 triệu USD và đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2005 trong đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 25 – 28% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Hệ thống hoá những vấn đề về xuất khẩu.
    - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian qua.
    - Đề xuất các giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô để đẩy mạnh hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    a. Đối tượng nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    b. Phạm vi nghiên cứu.
    - Nghiên cứu các cơ chế chính sách ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ
    - Nghiên cứu môi truờng xuất khẩu.
    - Nghiên cứu năng lực xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và kết hợp với các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp, so sánh, phương pháp tham khảo tài liệu để luận giải, khái quát và phân tích theo mục đích của đề tài.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, Đề tài chia làm 3 chương:
    Chương I : Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu trong nền
    kinh tế quốc dân
    Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ thời gian qua.
    Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản việt nam sang thị trường Mỹ.
    Mặc dù có sự nỗ lực của bản thân nhưng đây là một đề tài rộng, do trình độ, thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế và nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...