Tài liệu Các chế độ đãi ngộ ưu đãi người có công với cách mạng và hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hiện nay, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới. Tuỳ vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà các chế độ này được quy định khác nhau.(1) Qua nghiên cứu có thể thấy, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng nước ta có nhiều điểm tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới trong việc bảo đảm quyền lợi cho những người đã hi sinh, cống hiến vì đất nước.
    Theo quy định hiện hành, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ bao gồm:
    Thứ nhất, công nhận và tôn vinh danh dự Đây là chế độ ưu đãi đặc biệt của Nhà nước nhằm ghi nhận và tôn vinh công trạng, thành tích của người có công và cũng là cơ sở để xác nhận, phân biệt người có công với các đối tượng khác. Tuỳ vào công trạng, thành tích của từng đối tượng mà pháp luật quy định sự tôn vinh và công nhận danh dự khác nhau. Cụ thể: Tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với những bà mẹ có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tặng bằng “Tổ quốc ghi công” đối với liệt sĩ, bằng “Có công với nước” đối với người có





    công giúp đỡ cách mạng; tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, tuyên dương “Anh hùng lao động”; tặng kỉ niệm chương đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; tặng huân chương kháng chiến, huy chương kháng chiến đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; tặng kỉ niệm chương “Tổ quốc ghi công” đối với người có công giúp đỡ cách mạng; cấp giấy chứng nhận: “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” đối với thân nhân liệt sĩ, cấp “giấy chứng nhận thương binh”, “giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, huy hiệu thương binh đối với thương binh, cấp “giấy chúng nhận bệnh binh” đối với bệnh binh
    Thứ hai, chế độ trợ cấp, phụ cấp
    Trợ cấp, phụ cấp là các hình thức ưu đãi bằng tiền nhằm bảo đảm đời sống, góp phần nâng cao mức sống hang ngày cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Đây là chế độ cơ bản, được áp dụng với mọi đối tượng hưởng ưu đãi. Mức trợ cấp, phụ cấp được quy định căn cứ vào mức độ thương tật, công lao cống hiến, hoàn cảnh






    * Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế Trường Đại học Luật Hà Nội



    sống và điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kì. Hàng năm, Nhà nước dành phần ngân sách để bảo đảm thực hiện các chế độ này.
    Từ năm 2004 đến nay,(2) pháp luật đã
    quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng.(3) Với cách tính mức trợ cấp, phụ cấp dựa trên cơ sở mức chuẩn này đã thể hiện nhiều ưu điểm. Đó là mức trợ cấp, phụ cấp đã tăng cao hơn so với mức sống chung của toàn xã hội và nhu cầu chi dùng của người có công thể hiện được mục đích đãi ngộ đối với người có công trên cơ sở những thành tích và đóng góp của họ. Ngoài ra, quy định như vậy còn khắc phục được những bất hợp lí trong mối tương quan giữa các mức trợ cấp của các đối tượng: Người có đóng góp nhiều thì được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp cao hơn và ngược lại, người không còn khả năng lao động, sống cô đơn thì phải đảm bảo mức hưởng trợ cấp cao hơn những người không cùng hoàn cảnh. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi áp dụng gồm nhiều loại khác nhau như: Trợ cấp hàng tháng (trợ cấp thường xuyên, trợ cấp tiền tuất, phụ cấp hàng tháng, phụ cấp thâm niên, trợ cấp nuôi dưỡng ), trợ cấp một lần (trợ cấp mai táng, trợ cấp một lần khi báo tử, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ, trợ cấp mua sách vở, đồ dùng học tập, hỗ trợ cải thiện nhà ở ) được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các đối tượng được hưởng một



    hoặc nhiều loại trợ cấp, phụ cấp. Từ quy định ưu đãi này cùng với sự quan tâm của cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên của đối tượng, đến nay khoảng hơn 90% người có công với cách mạng đã có mức sống từ
    trung bình trở lên.(4)
    Thứ ba, chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo Trong điều kiện chiến tranh, những người con của Tổ quốc phải cầm súng ra trận hoặc sớm phải tham gia các hoạt động phục vụ cuộc chiến, do vậy họ không có điều kiện được học tập. Vì thế phần lớn những người có công đều có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế họ trong quá trình hoà nhập cộng đồng, nhất là tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập trong điều kiện kinh tế thị
    trường hiện nay.
    Xuất phát từ đặc điểm này mà Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng trong chính sách ưu đãi đối với những người có công về lĩnh vực giáo dục đào tạo, giúp họ nâng cao học vấn, trình độ chuyên môn. Theo quy định hiện hành, tại Điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 và Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 đã quy định chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của họ. Theo đó, những người có công là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B được hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo nếu là học viên, sinh viên đang



    theo học hệ chính quy tập trung có khoá học từ một năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước ngày tổng khởi nghĩa 19/8/1945; con của anh hùng lao động lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đều được ưu đãi tại các cơ sở giáo dục đào tạo, từ mầm non đến đại học. Các chế độ ưu đãi bao gồm: Trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ học phí (nếu có). Không áp dụng chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi trong các trường hợp đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc đã hưởng chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo hoặc đang học ở nước ngoài.
    Như vậy, chế độ ưu đãi về giáo dục đào
    tạo được áp dụng đối với đa số người có công với cách mạng và con của họ nhằm bù đắp những thiệt thòi họ phải gánh chịu đồng thời giúp họ trau dồi kiến thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Phạm vi ưu đãi được mở rộng, không chỉ đối với đối tượng khi đang học ở các cơ sở đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên mà cả khi còn học ở các cơ sở giáo dục mầm non. Chế độ ưu đãi được thực hiện



    bằng nhiều hình thức khác nhau như: Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập; hỗ trợ học phí trong trường hợp học tại các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục; trợ cấp một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học tập; trợ cấp một lần cho học sinh, sinh viên sau khi thi tốt nghiệp .
    Có thể thấy rằng, các quy định về ưu đãi
    trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã khá toàn diện, hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho người có công và con của họ được học tập để từ đó vươn lên về mọi mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên chế độ ưu đãi chưa được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng người có công, còn có sự phân biệt khi họ học tập tại cơ sở đào tạo theo các loại hình đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó một số hình thức ưu đãi cũng chưa hợp lí.
    Thứ tư, chế độ chăm sóc sức khoẻ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...