Tài liệu Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu : Mục đích cuả môn hoc

    Môn học chất phụ gia thực phẩm nhằm cung cấp cho người học những nội

    dung sau đây :

    1- Giới thiệu các loại chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến nông sản

    thực phẩm, nhằm góp phần tích cực trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của

    thực phẩm vừa đảm bảo an toàn về sức khoẻ cho người sử dụng.

    2 - Giới thiệu phương pháp sử dụng một cách có hiệu quả các chất phụ gia

    trong quá trình chế biến, bảo quản và lưu thông các sản phẩm ăn uống trên thị trường.

    3- Giới thiệu những yếu tố gây độc hại của chất phụ gia thực phẩm và các

    phương pháp hợp lý trong quá trình sử dụng chúng

    4 - Giới thiệu một số chất trợ giúp thường được sử dụng trong quá trình chế

    biến thực phẩm

    Chương I

    Sử dụng chất phụ gia - Lịch sử và luật pháp

    1.1 Lịch sử - Sử dụng chất phụ gia thực phẩm ở Việt nam và trên thế giới

    Người xưa đã biết dùng các chất phụ gia từ lâu, tuy chưa biết rõ tác dụng của chúng.

    Thí dụ ở nước ta nhân dân đã đốt đèn dầu hoả để làm chuối mau chín, mặc dầu chưa biết

    trong quá trình đốt cháy dầu hoả đã sinh ra 2 tác nhân làm mau chín hoa quả là etylene và

    propylène.

    Đến đầu thế kỷ 19, khi bắt đầu có ngành công nghiệp hoá học, người ta mới bắt đầu tổng

    hợp chất màu aniline (1856). Sau đó rất nhiều chất màu tổng hợp khác ra đời. Đối với các

    hương liệu cũng thế, đầu tiên người ta chiết xuất từ thực vật, rồi đem phân tích và tổng hợp lại

    bằng hoá học. Tới năm 1990 trừ vanille, tinh dầu chanh , cam, bạc hà được chiết xuất từ thực

    vật, còn các chất hương liệu khác đem sử dụng trong thực phẩm đều đã được tổng hợp.

    Việc sản xuất thực phẩm ở quy mô công nghiệp và hiện đạị, đã đòi hỏi phải có nhiều chất

    phụ gia, để làm dễ dàng cho chế biến thực phẩm.

    Do sử dụng các chất phụ gia để bảo quản, đã tránh cho bột mì mốc, khi cho thêm chất

    lindane hoặc cho malathion vào bột mì, các chất béo không bị ôi khét khi cho thêm các chất

    chống oxy hoá, khoai tây có thể bảo quản chắc chắn qua mùa hè nếu cho thêm propane. Trong

    các nước nhiệt đới, vấn đề bảo quản thực phẩm lại càng trở thành một vấn đề lớn. Theo OMS

    (Tổ chức Y tế thế giới) hiện nay khoảng trên 20% nguồn thực phẩm đã bị hao hụt trong qúa

    trình bảo quản. Việc giao lưu các sản phẩm trong thời gian gần đây và sau này sẽ trở thành

    vấn đề quốc tế có ý nghĩa rất lớn. Khoảng cách và thời gian thu hoạch theo mùa,

    không còn trở ngại chính nữa.

    Người ta có thể ăn cà chua tươi quanh năm, cam có thể đưa đi tất cả các lục địa. Để

    chống mốc cho loại quả này, người ta đã dùng diphenyl, và thấy có kết quả rất tốt.

    Năm 1975, ở Mỹ các mặt hàng về thực phẩm đã lên tới 20.000 loại. Các nước ở châu

    âu cũng đã đạt được các sản phẩm chế biến trong lĩnh vực thực phẩm, với số lượng tương tự

    Khi các chất phụ gia đảm bảo việc kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm trên 6 tháng

    thì các sản phẩm chế biến trong lĩnh vực thực phẩm, sẽ còn tăng hơn nữa.

    Phong cách sống thay đổi, đã làm thay đổi cách ăn của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...