Tài liệu Các cam kết của Việt Nam về tự có hóa đầu tư trong tiến trình hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ác cam kết quốc tế của Việt Nam có hình thức, phạm vi và mức độ khác
    nhau song đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm tự do hóa hoạt động ĐTNN bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thực hiện chế độ không phân biệt đối xử cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình nhất định, đồng thời thiết lập cơ chế bảo hộ đầu tư phù hợp với thông lệ quốc tế.
    1. Các hiệp định song phương về đầu tư Từ hiệp định song phương đầu tiên về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BITs) kí với Chính phủ Italia vào năm 1990, đến nay Việt Nam đã đạt được thỏa thuận kí kết hiệp định loại này với 48 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hầu hết các BITs mà Việt Nam đã kí kết điều chỉnh 4 nội dung chủ yếu gồm: Tiếp nhận (hay quyền thành lập đầu tư); các nguyên tắc đối xử sau khi thành lập; các biện pháp bảo hộ đầu tư; cơ chế
    giải quyết tranh chấp.


    1.1. Các BITs kí trước tháng 7/2000 (trước Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì - BTA)
    - Quyền thành lập (tiếp nhận đầu tư):
    Nguyên tắc chung mà Việt Nam thừa nhận





    kí kết kia bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lí và phân biệt đối xử. Phạm vi hoạt động đầu tư được tiếp nhận và bảo hộ cũng được quy định rộng rãi hơn so với pháp luật hiện hành, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật .
    Tuy vậy, hầu hết các BITs mà Việt Nam kí kết trong giai đoạn này đều dẫn chiếu áp dụng pháp luật quốc gia của mỗi bên kí kết đối với việc tiếp nhận đầu tư. Điều đó có thể hiểu là BITs được kí kết trong giai đoạn này không bao gồm cam kết về tiếp cận thị trường trong tất cả các lĩnh vực, kể cả các ngành dịch vụ (tức là chỉ dành đối xử theo quy định của hiệp định ở giai đoạn sau thành lập). Theo đó, một số lĩnh vực không mở cửa cho ĐTNN hoặc phải tuân thủ một số điều kiện nhất định về thành lập (như hạn chế sở hữu vốn nước ngoài) hoặc về tính chất hoạt động (như những hạn chế về chuyển giao công

    trong tất cả các BITs đã kí kết là tạo điều

    kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên

    * Khoa luật Trường đại học kinh tế quốc dân



    nghệ, tuyển dụng lao động, sử dụng đất đai, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm .). Những hạn chế nói trên được áp
    dụng vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia,



    môi trường, sức khỏe con người, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, động vật, thực vật (những ngoại lệ chung) hoặc nhằm bảo hộ
    một số ngành kinh tế nhất định.





    Hộp 1: Ví dụ minh họa về nguyên tắc tiếp nhận đầu tư trong BITs
    1) Mỗi bên kí kết sẽ khuyến khích việc tạo ra các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư của bên kí kết kia đầu tư trên lãnh thổ nước mình và tiếp nhận các khoản đầu tư đó phù hợp với pháp luật và quy định của mình.
    2) Các khoản đầu tư của nhà đầu tư mỗi bên kí kết sẽ luôn được hưởng sự đối xử công bằng, thỏa đáng
    và được bảo hộ đầy đủ, an toàn trên lãnh thổ của bên kí kết kia.




    Nguồn: Điều 2 BITs với Hàn Quốc



    - Đối xử sau khi thành lập: Trong thực tiễn đàm phán BITs giữa các nước trên thế giới có 3 xu hướng đối xử chủ yếu được thừa nhận rộng rãi là: Đối xử tối huệ quốc; đối xử quốc gia; đối xử công bằng và thỏa đáng. Trong khi MFN được thừa nhận tại phần lớn các BITs thì NT được cam kết khá thận trọng.
    Trong tất cả các BITs được kí kết ở giai
    đoạn này, Việt Nam chỉ thừa nhận chế độ

    MFN - một nguyên tắc đã được quy định ngay từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987. Nhìn chung, ngoại lệ MFN trong hầu hết các BITs đều không áp dụng đối với các ưu đãi, đặc quyền mà một bên kí kết dành cho nhà đầu tư của nước thứ 3 trong khuôn khổ một liên minh thuế quan, thị trường chung hoặc hiệp định hợp tác kinh
    tế khu vực.





    Hộp 2: Ví dụ minh họa về nguyên tắc đối xử MFN trong BITs
    1) Không bên kí kết nào trên lãnh thổ của mình sẽ đối xử đối với các khoản đầu tư hoặc thu nhập của các công dân hay công ti thuộc bên kí kết kia kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên kí kết đó dành cho các công
    dân hay công ti của mình hoặc các công dân hay công ti của bất kì quốc gia thứ ba nào.




    Nguồn: Khoản 1 Điều 3 BITs với Vương quốc Anh



    - Bảo hộ đầu tư: BITs quy định những nguyên tắc cơ bản về trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư. Có thể nói, không một BITs nào ngăn cản một bên kí kết tước đoạt tài sản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo nguyên tắc phổ biến của BITs, việc tước đoạt này chỉ được phép tiến hành với điều

    kiện đền bù nhanh chóng, đầy đủ, theo giá thị trường và tuân thủ các thủ tục luật định. BITs cũng khẳng định quyền của nhà đầu tư trong việc chuyển vốn, lợi nhuận và các thu nhập hợp khác về nước theo nguyên tắc: Không chậm trễ, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và phù hợp với các nghĩa vụ của IMF.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...