Luận Văn Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổ chức thương mại thế giới - WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 sau kết quả của vòng đàm phán Uruguay. Mục đích khi thành lập tổ chức này là tạo một diễn đàn, là nơi để cho các Quốc gia đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua việc dỡ bỏ các hàng rào làm trở ngại đến tiến trình này. Là một cơ chế quốc tế bao gồm các Hiệp định đa biên và nhiều bên về thương mại, tổ chức thương mại thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các Quốc gia khác nhau có thể xâm nhập thị trường nước ngoài một cách tự do, bình đẳng và không bị hạn chế nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thu lợi nhuận một cách hợp pháp.

    Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC, tham gia vào CEPT và khu vực mậu dịch tự do AFTA của khu vực Đông Nam Á và đang tích cực tiến hành đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như tham gia các Hiệp định thương mại đa phương đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Thời gian vừa qua, trong tiến trình đổi mới, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng và điều chỉnh chính sách pháp luật quốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật doanh nghiệp 1999, Luật đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 1998, Luật Hải quan năm 2001 lần lượt ra đời đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của tiến trình cải cách hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế quốc tế nói riêng.

    Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, dần dần hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo độc lập tự chủ thì việc xây dựng một văn bản pháp lý có giá trị cao để điều chỉnh các nguyên tắc cơ bản khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt động ngoại thương là cần thiết. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cho nền kinh tế chuyển đổi và đang từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực như Việt Nam là nghiên cứu một cách nghiêm túc các quy định quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để vận dụng vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của mình. Thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh nhu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp cần thiết để hạn chế sự gia tăng đột biến của một loại sản phẩm cụ thể nào đó.

    Gần đây chúng ta đã kịp thời ban hành Pháp lệnh về đối xử Tối hụe quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 9 năm 2002. Sự ra đời của hai Pháp lệnh này, đặc biệt là Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam đã phần nào khắc phục được những thiếu sót của Pháp luật Việt Nam về thương mại quốc tế, tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và là bước chuyển linh hoạt cho việc Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

    Bài Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm có ba chương:

    Chương I : Khái quát chung về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế
    Chương II: Thực tiễn sử dụng biện pháp tự vệ ở một số nước và khu vực trên thế giới
    Chương III: Thực tiễn về tự vệ thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...