Luận Văn Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Pháp luật (PL) là một hiện tượng xã hội rất gần gũi và rất cần thiết
    với cuộc sống của mỗi con người. Xã hội càng hiện đại thì yêu cầu về hiểu
    biết và thực hiện PL của con người càng cao bởi PL không chỉ là phương
    tiện để nhà nước quản lý có hiệu quả các mặt đời sống xã hội mà còn là
    phương tiện thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.
    Đối với các công dân trẻ tuổi, hiểu biết về PL, sống và làm việc theo PL là
    lẽ đương nhiên và là yêu cầu cấp bách của đời sống xã hội đối với chất
    lượng nhân cách.
    1.2. Giáo dục pháp luật (GDPL) cho học sinh (HS) là một trong những
    nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ chương trình giáo dục.
    Cùng với những kiến thức về văn hóa, những kiến thức PL mà các em lĩnh
    hội được trong quá trình học tập ở nhà trường sẽ là một trong những điều
    kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về nhân cách thế hệ
    công dân tương lai của đất nước. Cùng với việc tuyên truyền GDPL,
    chương trình GDPL trong nhà trường cũng được đổi mới về nội dung,
    chương trình, hình thức và phương pháp, góp phần tạo ra chất lượng giáo
    dục nhân cách con người. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, công tác
    tuyên truyền PL trong nhân dân nói chung và GDPL cho HS trong nhà
    trường nói riêng chưa thật sự được chú trọng đúng mức.
    GDPL cho HS các trường THPT là quá trình hình thành thói quen, hành
    vi tuân thủ PL. Đây là một vấn đề mang ý nghĩa khoa học, gắn liền với
    chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, GDPL cho HS
    trong các trường phổ thông cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống,
    thông qua những phương pháp khoa học để triển khai giáo dục có hiệu quả.
    Để GDPL trong trường THPT đạt hiệu quả cao, cần phải tiến hành đồng bộ
    quá trình giáo dục này với sự kết hợp giữa giáo dục của gia đình và xã hội.
    1.3. TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn
    hóa, chính trị và giáo dục của cả nước. Lực lượng thanh niên, học sinh,
    sinh viên rất đông đảo, lực lượng này có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
    CNH - HĐH đất nước. Bên cạnh việc trang bị cho HS ngay từ khi còn ngồi
    ở ghế nhà trường - những người chủ tương lai của đất nước - những tri thức
    cần thiết trên các lĩnh vực hoạt động thì việc chăm lo GDPL cho họ phải
    được đặt ra một cách nghiêm túc. Đặc biệt là một bộ phận thanh thiếu niên,
    học sinh có lối sống thiếu lành mạnh, tình trạng vi phạm PL có chiều
    hướng tăng lên. Những kết quả nghiên cứu ở phạm vi khảo sát tại TP Hồ
    Chí Minh trong những năm gần đây đã cho thấy sự hiểu biết PL của thanh
    thiếu niên còn nhiều hạn chế.
    2
    1.4. Nhà trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành ở HS ý thức tự giác,
    xử sự theo những chuẩn mực xã hội nhất định, trong đó có chuẩn mực PL.
    Kiến thức về PL là một bộ phận không thể thiếu được của học vấn phổ
    thông. ý thức trách nhiệm cũng như hành vi sống và làm việc theo hiến
    pháp và PL phải trở thành lối sống văn minh của con người trong xã hội hiện
    đại. Do đó, để tổ chức tốt GDPL cho HS ở các trường phổ thông ngày nay
    lại là một nhiệm vụ càng khó khăn và phức tạp. Với những lí do trên đây,
    chúng tôi chọn đề tài luận án:“Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật
    cho học sinh trung học phoồ thoõng tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn GDPL, đề xuất
    một số biện pháp GDPL nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDPL
    ở trường THPT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDPL cho học sinh trung học phổ thông.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp GDPL cho HS THPT ở TP Hồ
    Chí Minh.
    4. Giả thuyết khoa học
    Hiệu quả của các biện pháp GDPL cho HSTHPT phụ thuộc vào sự tác
    động đồng thời các mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng và hành vi lên đối
    tượng giáo dục và phụ thuộc vào sự kết hợp đúng đắn giữa lực lượng giáo
    dục của nhà trường với cộng đồng xã hội trong công tác này.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDPL cho học sinh trường THPT.
    5.2. Khảo sát thực trạng GDPL và các biện pháp GDPL cho HS một số
    trường THPT (phạm vi khảo sát tại TP.HCM).
    5.3. Đề xuất một số biện pháp GDPL và thử nghiệm giáo dục ở một số
    trường THPT tại TP.HCM.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tiến hành thử nghiệm tại bốn trường
    THPT công lập và ngoài công lập ở TP.HCM.
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    a. Phương pháp luận:
    - Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục trong
    thời kỳ đổi mới đất nước là tư tưởng chỉ đạo công trình nghiên cứu này.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống: xem xét vấn đề GDPL trong hệ thống
    giáo dục chung gồm những vấn đề nội dung, phương pháp, hình thức tổ
    3
    chức giáo dục của hệ thống giáo dục; biện pháp GDPL phải được xem xét
    trong các quan hệ với các nội dung học vấn khác của chương trình giáo dục
    và quan hệ với môi trường xã hội.
    - Phương pháp tiếp cận lịch sử trong nghiên cứu lý luận và đánh giá thực
    tiễn giáo dục, thực tiễn GDPL tại cơ sở giáo dục và tại những địa bàn cụ thể.
    - Phương pháp tiếp cận hoạt động nhằm xem xét quá trình GDPL cho
    HS như một hệ thống các quan hệ xã hội và hoạt động của con người.
    a. Các phương pháp nghiên cứu:
    Luận án sử dụng đồng bộ 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
    -Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    -Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    -Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng toán học.
    8. Các luận điểm bảo vệ
    8.1. Tôn trọng PL và chấp hành PL là yêu cầu tối thiểu về đạo đức của
    một công dân, đặc biệt là nhân cách của thế hệ trẻ trong cuộc sống.
    8.2. GDPL cho HS nói chung, HS THPT nói riêng là nội dung quan
    trọng hàng đầu trong nhà trường PT trước bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu
    cầu giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
    8.3. Tổ chức GDPL cho HS phải bao quát: tổ chức cho HS lập kế
    hoạch cá nhân; tổ chức cho GV chuẩn bị nội dung và phương pháp; tổ chức
    lực lượng đồng thuận; tổ chức điều kiện thực hiện.
    8.4. Chất lượng nguồn nhân lực (có trình độ học vấn PT) phụ thuộc
    vào trình độ hiểu biết, cách ứng xử và hành vi của nhân cách đã đạt đến
    ngưỡng “văn hoá pháp luật”. Mục tiêu này quy định nội dung và phương
    pháp GDPL phải nhấn mạnh khía cạnh nhân văn -đạo đức của làm cho các
    nội dung của các điều luật thấm sâu vào nhận thức, thúc đẩy động cơ và chi
    phối hành vi lối sống của thế hệ trẻ.
    9. Cái mới của luận án:
    9.1. Luận án làm rõ hơn khái niệm GDPL, biện pháp tổ chức GDPL
    trong nhà trường phổ thông hiện nay.
    9.2. Khẳng định thực trạng GDPL ở trường THPT chưa có hiệu quả
    cao và xác định nguyên nhân chính là quá trình hình thành văn hoá PL cho
    HS còn chậm và nguyên nhân ở những tấm gương xấu từ người lớn.
    9.3. Thực nghiệm biện pháp GDPL để khẳng định: cần thay đổi tư duy
    về GDPL; gắn GDPL trong và bằng giáo dục văn hoá; giải quyết vấn đề
    GDPL cho HS THPT một cách đồng bộ. Chiến lược giải quyết vấn đề là
    xây dựng, phát triển chương trình GDPT theo hướng kiến tạo các môn học
    thành các lĩnh vực giáo dục nền tảng để thông qua đó, người GV chủ động
    và sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Chiến lược này sẽ góp
    phần giải quyết các nhiệm vụ giáo dục nền tảng cho HS về các mặt: đạo
    đức, trí tuệ, pháp luật, môi trường-dân số, kĩ năng sống cũng như các lĩnh
    vực quan trọng khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...