Luận Văn Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan trong chính sách Ngoại thương của Nhật Bản

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài :
    Ngày nay, trong hoạt động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của các
    quốc gia, hoạt động ngoại thương giữ vị trí vô cùng quan trọng. Một trong những
    công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu của chính sách thương mại là dựa
    vào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.
    Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý
    điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách thuế
    quan và phi thuế quan ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động kinh
    tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đối với một nước mà kinh nghiệm thị trường
    còn ít, thì việc học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển , đặc
    biệt là kinh nghiệm về chính sách Ngoại thương của Nhật Bản - đất nước được
    cho rằng "đã đạt tới sự phát triển thần kỳ" là vô cùng cần thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu :
    - Phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế quan và phi thuế quan đối với
    ngoại thương của Nhật Bản.
    - Từ sự nghiên cứu tìm hiểu thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản rút
    ra những bài học từ kinh nghiệm và khả năng áp dụng đối với Việt Nam trong
    việc phát triển ngoại thương hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận này chỉ nghiên cứu thuế
    nhập khẩu, các biện pháp phi thuế quan quản lý nhập khẩu của Nhật Bản những
    năm gần đây, từ đó rút ra bài học trong việc vận dụng đối với Ngoại thương ở
    Việt Nam.
    4.Kết cấu khóa luận :
    Ngoài Lời nói đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương như sau :
    Chương I: Tổng quan về các công cụ của chính sách Ngoại thương
    Chương II: Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan trong chính sách
    Ngoại thương của Nhật Bản.
    Chương III: Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện chính sách phát
    triển ngoại thương Việt Nam hiện nay.
    Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu như : phương pháp phân tích tổng hợp, duy vật biện chứng & duy vật
    lịch sử, phương pháp thống kê số liệu, so sánh đối chiếu .
    Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô trong Khoa
    Kinh tế Ngoại thương, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Quang Minh đã trực tiếp
    hướng dẫn, góp ý thực hiện đề tài để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành đúng
    thời hạn.



    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ CỦA
    CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
    Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính
    sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Đây là một hệ thống các nguyên tắc và các biện
    pháp kinh tế, hành chính, pháp luật thích hợp mà nhà nước áp dụng để đạt được
    nhữngmục tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương. Bản chất của chính sách
    ngoại thương thể hiện bản chất của chế độ xã hội và do chế độ xã hội quyết định,
    vì vậy nó luôn được điều chỉnh một cách mềm dẻo để phù hợp với từng thời kỳ
    phát triển. Mặc dù được điều chỉnh liên tục nhưng chính sách ngoại thương vẫn
    phải luôn luôn đảm bảo mục tiêu : tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
    trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng nhanh qui mô xuất khẩu,
    tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong khi vẫn bảo vệ được thị
    trường nội địa, hạn chế được những cạnh tranh bất lợi từ bên ngoài.
    Có rất nhiều hình thức và công cụ trong chính sách ngoại thương nói
    chung và mỗi quốc gia sẽ tự chọn lựa cho mình một công cụ phù hợp nhất. Tuy
    nhiên, trong các công cụ của chính sách ngoại thương, hầu hết các quốc gia đều
    chọn thuế quan và các biện pháp phi thuế quan làm công cụ mũi nhọn. Điều này
    chứng tỏ rằng thuế quan và các biện pháp phi thuế quan có những ưu thế mà
    những công cụ khác khó có thể so sánh được. Đây chính là đặc điểm mà chúng ta
    nên nghiên cứu.

    I. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ

    PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
    1. Khái niệm:
    Chính sách ngoại thương là một hệ thống nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
    hành chính và pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại thương mà Nhà nước áp
    dụng để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một đất nước trong một thời kỳ
    nhất định. Chính sách ngoại thương là một bộ phận cấu thành của chính sách
    kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói chung của Nhà nước.



    Mục tiêu cơ bản của chính sách ngoại thương là hướng tới việc sử dụng và
    phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong quá trình phát triển
    kinh tế xã hội. Chính sách ngoại thương vùa thể hiện chính tất mở của nền kinh
    tế, vừa thể hiện sự phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất, kinh doanh nước
    ngoài theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
    2.Nhiệm vụ và vai trò của chính sách ngoại thương.
    Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Ngoại thương là tạo điều kiện thuận lợi
    nhất nhất cho các doanh nghiệp mở rộng buôn bán với nước ngoài, cũng như
    thông qua đàm phán quốc tế để đạt được mở rộng thị trường hợp pháp cho các
    doanh nghiệp. Đồng thời chính sách ngoại thương còn phải góp phần bảo hộ hợp
    lý sản xuất nội địa , hạn chế cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
    Chính sách ngoại thương bao gồm các bộ phận cấu thành như: chính sách thị
    trường, chính sách sản phẩm, chính sách thuế quan, biện pháp cấm đoán, kiểm
    soát hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu.
     
Đang tải...