Luận Văn Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở tiểu học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là nhiệm vụ
    chung đặt ra cho các thầy cô giáo, nhà giáo dục ở nước ta cũng như mọi
    quốc gia trên thế giới.
    1.2. Tạo hứng thú học tập cho học sinh Tiểu học có ý nghĩa rất quan
    trọng bởi đây là bậc học đầu tiên của cuộc đời học sinh, có vai trò đặt
    nền móng cho các bậc học sau này.
    1.3. Thực trạng dạy và học tiếng Việt ở trường Tiểu học hiện nay chưa
    tạo được không khí học tập hào hứng, chưa làm cho việc học tiếng Việt của
    học sinh trở thành niềm vui, chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong
    muốn, trong khi môn Tiếng Việt là môn học trung tâm ở trường Tiểu học.
    1.4. Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
    sâu về vấn đề tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh phổ thông nói
    chung, học sinh Tiểu học nói riêng.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu hứng thú học tập tiếng Việt
    2.1. Những tài liệu gián tiếp bàn về hứng thú học tập tiếng Việt
    ý tưởng tìm tòi các biện pháp dạy học tiếng Việt sao cho hay, cho vui đã
    được nhiều nhà giáo dục thể hiện qua một số cuốn sách tham khảo mặc dù
    sách không bàn đến bất kì một vấn đề lí thuyết nào về dạy học hứng thú. Ví
    dụ: Những bài tập tiếng Việt lí thú (Trương Đức Thành chủ biên), Chuyện
    vui chữ nghĩa (Nguyễn Văn Tứ), Tiếng Việt lí thú Trịnh Mạnh), Vui học
    Tiếng Việt (Trần Mạnh Hưởng), Trò chơi học tập Tiếng Việt ở Tiểu học
    (Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh), . Các cuốn sách
    này dẫn người dạy, người học tới kết luận: Có thể dạy học tiếng Việt hứng
    thú nếu biết sử dụng nguồn ngữ liệu và bài tập hấp dẫn, nếu biết tổ chức học
    tập theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi - chơi mà học”.
    2.2. Những tài liệu trực tiếp bàn về hứng thú học tập tiếng Việt
    Vấn đề tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS cũng được đề cập trực
    tiếp trong một số tài liệu tham khảo, giáo trình, chuyên đề giảng dạy hay
    tạp chí. Trong số đó phải kể đến bài “Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối
    5
    với môn Tiếng Việt” (Lê Xuân Thại), bài “Để có thành công của học sinh
    trong giờ học tiếng Việt những ngày đầu đến trường” (Lê Phương Nga), .
    Các tài liệu tham khảo đã đề cập đến biện pháp tạo hứng thú học tập
    tiếng Việt cho HS Tiểu học nhưng chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh, và đặc
    biệt là chưa chỉ ra cách thức cụ thể giúp GV hiện thực hoá các biện pháp
    vào bài dạy.
    3. Giả thuyết khoa học
    Có thể tạo được hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học bằng
    cách khai thác triệt để tính thiết thực, hấp dẫn của nội dung dạy học, sử
    dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực và
    nhận xét - đánh giá đảm bảo công bằng, nhấn mạnh mặt thành công. Khi
    HS đã có hứng thú học tập thì hiệu quả dạy học tiếng Việt sẽ được nâng cao.
    4. Mục đích và nhiệm vụ
    Luận án có mục đích tìm ra các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng
    Việt cho HS Tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở
    bậc học này. Để đạt mục đích này, luận án có nhiệm vụ xác lập cơ sở khoa
    học của việc tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học: phân tích
    các điều kiện tạo hứng thú học tập tiếng Việt; khảo sát nội dung sách giáo
    khoa Tiếng Việt, xác định nguồn kích thích hứng thú học tập tiếng Việt và
    phân tích cách thức tác động để mỗi nguồn kích thích đó có khả năng gây
    hứng thú tốt nhất cho người học. Sau khi đã đưa ra một danh sách các biện
    pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt, luận án kiểm chứng tính thực thi và
    hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất thông qua thực nghiệm. .
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là hứng thú học tập tiếng Việt và
    biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt cho HS Tiểu học. Vì vậy, mọi
    biện pháp kích thích hứng thú học tập mà tác giả nêu ra đều xuất phát từ
    việc tìm hiểu HS Tiểu học và nội dung dạy học tiếng Việt ở Tiểu học sau
    năm 2000.
    5.2. Luận án chỉ nghiên cứu biện pháp tạo hứng thú được thực hiện
    ngay trong giờ học chính khoá trên lớp và tập trung phân tích các biện
    pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt trên bình diện nội dung.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6
    Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: tổng
    kết kinh nghiệm, quan sát, điều tra viết, phỏng vấn - trò chuyện, thực
    nghiệm và nghiên cứu sản phẩm (giáo án của GV và bài kiểm tra của HS) .
    7. Dự kiến những đóng góp của đề tài
    - Nêu ra một quan niệm về hứng thú (theo tác giả là đúng đắn nhất) làm
    chỗ dựa để triển khai vấn đề hứng thú trong dạy học môn Tiếng Việt.
    - Phân tích các điều kiện cơ bản của việc tạo hứng thú học tập tiếng
    Việt cho HS dưới góc độ giáo dục học.
    - Thể hiện cách thức xây dựng hệ thống biện pháp tạo hứng thú học tập
    cho HS dựa theo cấu trúc của quá trình dạy học và bản chất của hứng thú,
    điều kiện nảy sinh hứng thú.
    - Thiết kế một hệ thống các biện pháp tạo hứng thú học tập tiếng Việt
    cho HS Tiểu học, trong đó tập trung nghiên cứu nhóm biện pháp trên bình
    diện nội dung dạy học. ở mỗi biện pháp, chỉ dẫn thêm cho GV cách thức
    vận dụng vào thực tế dạy học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...