Luận Văn Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục quận Sơn Trà, t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng đã từng yêu cầu ngành giáo dục phải xây dựng" Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học". Đây chính là ý tưởng xây dựng một mô hình nhà trường thế hệ mới.

    Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) của BCH trung ương Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: "Nâng cao chất lượng toàn diện, tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy và học. Bảo đảm diện tích đất và sân chơi, bãi tập cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước ." [10].

    Trước tình hình đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định 1366/GD&ĐT ngày 26 tháng 04 năm 1997 về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000; Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

    Tư tưởng chỉ đạo đó được tiếp tục khẳng định tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá ."[11]. Để nâng cao chất lượng dạy và học các trường phổ thông nói chung trường tiểu học nói riêng kể cả các vùng khó khăn cần phải phấn đấu và nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các tiêu chí của một trường đạt chuẩn quốc gia.

    Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ xác định: "Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống cơ cấu giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông rộng khắp toàn quốc " [7].

    Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh QN-ĐN và quận Sơn trà được thành lập trong điều kiện KT-XH của quận chưa phát triển, công tác giáo dục còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trường học xuống cấp chưa được đầu tư xây dựng, đội ngũ cán bộ giáo viên vừa thiếu vừa yếu, chất lượng học tập của học sinh so với mặt bằng chung của thành phố còn thấp, công tác xã hội hóa còn nhiều bất cập chưa có sự quan tâm đồng bộ của các ngành, các cấp. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất trường học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong thời gian qua việc xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia đã được triển khai thực hiện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước; vì vậy cần phải được nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả ở thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Sơn Trà nói riêng.

    Từ thực tiễn quản lý các trường học ở quận Sơn Trà, chúng tôi nhận thấy việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở quận Sơn Trà còn nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu để giải quyết. Đó là: việc quán triệt nhận thức chưa thật đầy đủ theo định hướng của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia; chức năng quản lý của phòng GD&ĐT; việc thực hiện các nội dung quản lý; phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia của phòng GD&ĐT chưa tạo được sự thống nhất cao của các cấp quản lý giáo dục.

    Xuất phát từ lý do trình bày ở trên tôi chọn đề tài: "Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng " để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục & đào tạo quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Phòng giáo dục và Đào tạo
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

    4.1. Đề tài nghiên cứu giáo dục tiểu học ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng để đánh giá khả năng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ( tư liệu thu thập từ Phòng giáo dục, Phòng Kế hoạch-Thống kê, các trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà và phòng giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng)
    4.2. Nghiên cứu thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng.
    4.3. Thời gian nghiên cứu từ năm 1997 đến 2007

    5. Giả thuyết khoa học

    Việc xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia sẽ có hiệu quả nếu phòng GD&ĐT xây dựng và thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý theo từng nội dung tiêu chí trường tiểu học chuẩn quốc gia.

    6. Nhiệm vụ nghiên
    cứu
    6.1. Xác lập cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục và đào tạo
    6.2. Đánh giá thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục và đào tạo quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.
    6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng giáo dục và đào tạo quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Tìm đọc tài liệu để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia, đó là :
    - Nghiên cứu các vấn đề liên quan trên cơ sở các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo; Luật giáo dục; Điều lệ trường tiểu học; Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
    - Nghiên cứu tài liệu học tập, lý luận về khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học, giáo dục học .
    - Nghiên cứu quá trình phát triển trường tiểu học và kinh nghiệm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay và các địa phương khác trong cả nước.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp quan sát: Thực hiện việc điều tra, khảo sát thực trạng các trường tiểu học ở quận Sơn Trà từ năm 1997 đến 2007 theo các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn trao đổi: Trực tiếp trao đổi với Hiệu trưởng các trường tiểu học, cán bộ chuyên viên Phòng và Sở GD&ĐT
    7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu tổng hợp tình hình phát triển giáo dục tiểu học để rút kinh nghiệm.
    7.2.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Nhằm để hoàn chỉnh các biện pháp và tính khả thi của nó cần tham khảo ý kiến các CBQL có nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục tiểu học như: Hiệu trưởng các trường tiểu học, CBQL tiểu học Phòng và Sở GD&ĐT.
    7.2.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu: thống kê toán học.

    8. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm 3 phần
    - Mở đầu: bao gồm các vấn đề chung của đề tài
    - Nội dung chính: gồm 3 chương
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
    Chương 2. Thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
    Chương 3. Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng GD&ĐTquận Sơn trà thành phố Đà Nẵng.
    - Kết luận và khuyến nghị
    - Ngoài ra luận văn còn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 3PHẦN MỞ ĐẦU . 41. Lý do chọn đề tài . 4
    2. Mục đích nghiên cứu 5
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 5
    5. Giả thuyết khoa học . 6
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
    7. Phương pháp nghiên cứu . 6
    8. Cấu trúc luận văn 7
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 81.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 8
    1.2. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI . 9
    1.2.1. Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia . 9
    1.2.2. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường . 10
    1.3. TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUẨN QUỐC GIA . 14
    1.3.1. Trường tiểu học . 14
    1.3.2. Trường tiểu học chuẩn quốc gia 15
    1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN 16
    1.4.1. Khái niệm xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia 16
    1.4.2. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia 18
    1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 26
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG . 272.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN SƠN TRÀ 27
    2.1.1. Khái quát tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở thành phố Đà Nẵng . 27
    2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục ở quận Sơn Trà 28
    2.2. MÔ TẢ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 35
    2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ 35
    2.3.1. Thực trạng của trường tiểu học theo 5 tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT qui định . 35
    2.3.2. Quá trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 40
    2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn 44
    2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUẨN QUỐC GIA . 47
    2.4.1. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý 47
    2.4.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia . 49
    2.4.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường chuẩn. 51
    2.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 54

    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 56
    3.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÁC LẬP BIỆN PHÁP . 56
    3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học . 56
    3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn . 58
    3.1.3. Bảo đảm tính đồng bộ 58
    3.2. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUẨN QUỐC GIA . 59
    3.2.1. Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên 59
    3.2.2. Tăng cường các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT 62
    3.2.3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý 68
    3.2.4. Hoàn thiện phương pháp quản lý 75
    3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT . 78
    3.3.1. Quá trình khảo nghiệm . 78
    3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp 79
    3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 . 80
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 81
    1. Kết luận 81
    2. Khuyến nghị 82
    Tài liệu tham khảo 84
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...