Thạc Sĩ Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập để phát triển KT - XH. Trong đó, quan trọng hàng đầu là sự phát triển của nguồn lực con người. Đảng ta đã khẳng định: Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển.
    Nền kinh tế - xã hội muốn có được sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại, nguồn chất xám cũng như nhân lực kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ . Tất cả đều phụ thuộc vào giáo dục. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên hàng đầu.
    Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn vào những thành quả chung của toàn xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó ngành giáo dục & đào tạo vẫn còn tồn tại không ít những yếu kém. Đó là những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ vào giáo dục nói chung và vào các trường THPT nói riêng. Đối tượng tiếp thu nhanh và nhạy bén với cái "mới " là thanh thiếu niên, học sinh ở độ tuổi tập làm người lớn, thích tự khẳng định mình nhưng lại thiếu sự chín chắn.
    Vấn đề đặt ra cho việc giáo dục thế hệ trẻ là phải tạo ra mọi điều kiện để phát triển cân đối hài hoà các tố chất, tiềm năng ở mỗi người và cộng đồng như: Trí tuệ, phẩm chất đạo đức, các yếu tố tâm lý, cuộc sống tâm hồn, thể lực và các năng lực hoạt động của mỗi người.

    Chất lượng giáo dục phải được nhận diện từ trạng thái của cả nền giáo dục trong tương quan với phát triển kinh tế xã hội và trạng thái của nhân cách ít nhất qua 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ công dân trong tương quan với sức lao động mà nền kinh tế xã hội đang yêu cầu. Trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đang tiến hành thì giáo dục đạo đức được coi là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng phát triển nguồn lực con người. Mục tiêu là trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về đạo đức, tư tưởng, chính trị lối sống, về văn hoá, pháp luật, hiểu những giá trị có tính chuẩn mực, biết các phương pháp rèn luyện phẩm chất.
    Như vậy, giáo dục trí tuệ không chỉ giới hạn ở sự xây dựng và phát triển kỹ năng lý trí của con người mà bao gồm cả sự phát huy trí tuệ của trái tim, cảm xúc của mỗi con người. Để góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trong năm học 2006-2007 thực hiện chương trình đổi mới dạy học Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào chương trình học tập chính khoá cho học sinh THPT còn trước đây do các trường tự tổ chức theo điều kiện của nhà trường mà không có chương trình chính thức.
    Hoạt động GDNGLL là hoạt động nối tiếp của hoạt động dạy học trên lớp, giúp HS củng cố, mở rộng tri thức đã học, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng hoạt động chính trị xã hội v.v Việc thực hiện chương trình, tổ chức hoạt động GDNGLL của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh còn nhiều tồn tại. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên".

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu thực trạng thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT và tìm ra các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT huyện Đại Từ -

    tỉnh Thái Nguyên

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động nối tiếp của hoạt động dạy học trên lớp. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý một cách khoa học, việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
    5.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện chương trình tổ chức hoạt động GDNGLL nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại Từ - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên.
    7. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    - Sử dụng phương pháp đọc sách, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá các tài liệu để xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài
    + Lý luận về quản lý giáo dục và cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý giáo dục

    + Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT

    + Xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng thông qua việc trưng cầu ý kiến. Các nội dung trưng cầu ý kiến là các vấn đề liên quan đến thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các trường THPT trên địa bàn huyện về công tác quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
    - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này là xin ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề như: đánh giá thực trạng, các biện pháp được đề xuất.
    - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu đã thu thập được.
    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn có cấu trúc gồm 3 phần, ngoài phần mở đầu; phần kết luận;

    tài liệu tham khảo; phụ lục; phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông
    Chương 2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên
    Chương 3. Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Mục đích nghiên cứu . 2

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

    3.1. Khách thể nghiên cứu . 2

    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3

    4. Giả thuyết khoa học 3

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    6. Phạm vi nghiên cứu . 3

    7. Phương pháp nghiên cứu . 3

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận . 3

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

    8. Cấu trúc của luận văn 4

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRưỜNG THPT 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 5

    1.2. Các khái niệm công cụ . 6


    1.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung

    học phổ thông 6

    1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục 9

    1.2.3. Khái niệm các biện pháp quản lí thực hiện chương trình hoạt

    động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông . 12

    1.3. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 15

    1.3.1. Cơ sở pháp lý của tổ chức quản lý thực hiện chương trình hoạt

    động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 15

    1.3.2. Cơ sở lý luận của quản lý chương trình hoạt động giáo dục ngoài

    giờ lên lớp ở trường THPT . 17

    1.3.3. Quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

    lớp ở trường THPT 30

    1.3.3.1. Mục tiêu của quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo

    dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT 30

    1.3.3.2. Đối tượng quản lý thực hiện chương trình hoạt động

    GDNGLL ở trường THPT 32

    1.3.3.3. Nội dung và qui trình quản lý thực hiện chương trình hoạt

    động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT . 32

    1.3.4. Vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức chỉ đạo quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 35
    1.3.4.1. Hiệu trưởng tổ chức quản lý thực hiện chương trình hoạt

    động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 36

    1.3.4.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRưỜNG THPT ĐẠI
    TỪ - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN .39


    2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về thực hiện chương trình tổ

    chức hoạt động GDNGLL . 40

    2.2. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức quản lí chương trình hoạt động GDNGLL của cán bộ quản lí và giáo viên . 43
    2.3. Thực trạng việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình hoạt động

    GDNGLL của cán bộ quản lí và giáo viên . 46

    2.4. Về nội dung triển khai chương trình hoạt động GDNGLL . 52

    2.5. Những khó khăn của cán bộ giáo viên khi thực hiện chương trình

    hoạt động GDNGLL . 59

    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRưỜNG THPT ĐẠI
    TỪ - THÁI NGUYÊN .67

    3.1. Cơ sở khoa học của các biện pháp quản lý thực hiện chương trình

    hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 67

    3.1.1. Cơ sở pháp lý 67

    3.1.2. Cơ sở lý luận quản lý 67

    3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý thực hiện chương trình

    hoạt động GDNGLL . 69

    3.3. Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL 70

    3.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong tổ

    chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL . 70

    3.3.2. Phân cấp quản lý thực hiện chương trình hoạt động giáo dục

    ngoài giờ lên lớp . 71

    3.3.3. Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung, chương trình

    hoạt động GDNGLL . 73

    3.3.3.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về tổ chức chương trình hoạt động GDNGLL . 73

    3.3.3.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

    để tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL 74

    3.3.3.3. ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động

    GDNGLL 74

    3.3.3.4. Huy động tài chính, cơ sở vật chất cho tổ chức hoạt động

    GDNGLL 74

    3.3.4. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDNGLL 74

    3.3.4.1. Hoạt động chính trị, xã hội, đạo đức, pháp luật . 74

    3.3.4.2. Tìm hiểu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ học tập 76

    3.3.4.3. Tổ chức các hoạt động lao động công ích, xã hội 76

    3.3.4.4. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật . 76

    3.3.4.5. Hoạt động thể thao, quốc phòng, tham quan du lịch . 77

    3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động giáo

    dục ngoài giờ lên lớp . 77

    3.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình

    hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 79

    3.4.1. Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho tổ chức hoạt

    động GDNGLL . 79

    3.4.2. Phối hợp với các lực lượng giáo dục 80

    3.4.3. Tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục

    ngoài giờ lên lớp . 81

    3.5. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện chương trình hoạt

    động GDNGLL . 84

    3.5.1. Mục đích khảo nghiệm 84

    3.5.2. Đối tượng khảo nghiệm . 85

    3.5.3. Phương pháp khảo nghiệm 85

    3.5.4. Kết quả khảo nghiệm 85

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

    1. Kết luận . 89

    2. Kiến nghị . 90

    2.1. Đối với Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT 90

    2.2. Đối với nhà trường . 90

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

    PHỤ LỤC 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...