Tiểu Luận Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI; Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh -Truyền hình tỉnh Thanh Hoá

    Mở đầu
    1- Lư do chọn đề tài
    Trong sự nghiệp Hiện đại hoá và Công nghiệp hoá đất nước. Đào tạo nghề cho người lao động giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các quốc gia trên thế giới và trong phạm vi quốc gia tạo nên sức mạnh nội sinh của từng địa phương, v́ lực lượng lao động được đào tạo nghề bao giờ cũng là lực lượng sản xuất trực tiếp và quyết định nhất trong cơ cấu lao động kỹ thuật.
    Đào tạo nghề giải quyết vấn đề quan trọng trong giải quyết việc làm, nó không tạo ra việc làm ngay nhưng nó là biện pháp quan trọng nhất tạo thuận lới cho quá tŕnh giải quết việc làm. Dạy nghề giúp cho người lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề từ đó có thể mưu cầu cuộc sống, xin vào làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau, hoặc có thể tự lập tạo ra việc hoạt động kinh doanh, sản xuất của cá nhân ngay tại quê hương, bản quán hoặc tại mảnh vườn thửa ruộng của gia đ́nh.
    Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng, cơ bản nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và xác định vấn đề việc làm, vấn đề dân số, vấn đề phân bổ dân cư vào vị trí hàng đầu trong chính sách phát triển Kinh tế - Xă hội. Điều đó đă được chứng minh trong việc hoạch định chính sách, chiến lược Kinh tế - Xă hội ở các Văn kiện của Đảng. Ở các văn bản quy phạm pháp luật và trong thực tế của công tác điều hành đất nước của chính phủ. Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn đặt vấn đề con người và giải quyết việc làm là vị trí trọng tâm. Lấy lợi Ưch của người lao động làm cơ sở cho mọi chính sách ra đời và tồn tại.
    Đứng trước những thay đổi của sự nghiệp Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước như vậy Thanh Hoá càng phải có một lực lượng người lao động được đào tạo nghề căn bản và nhất là lĩnh vực nghề Điện tử - Phát thanh Truyền h́nh. Để cho người dân từ Hải đảo xa xôi đến các vùng sâu, vùng cao, vũng lơm đều được nghe tiếng nói của Đảng, nắm được chủ trương chính sách của Nhà nước, bày cho nhau cách làm ăn, đồng thời đều được xem những h́nh ảnh sống động của các kênh truyền h́nh. Một món ăn tinh thần cực kỳ hấp dẫn, một vũ khí tuyên truyền vô cùng hiệu quả của Đảng bộ tỉnh nhà. Để làm được việc đó Thanh Hoá đă có 8 trường dạy nghề cấp tỉnh 27 trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề ở các huyện và một số trường Cao đẳng, Trung học và cả Đại học cũng tham gia dạy nghề cho người lao động. Nhưng Thanh Hoá cũng duy nhất có 1 trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh với chức năng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhân viên nghiệp vụ đang công tác ở 530 xă, phường đă có đài truyền thanh cơ sở trên tổng số 636 xă của toàn tỉnh. 27 Đài truyền thanh, phát thanh và truyền h́nh ở các huyện 30 trạm thu vệ tinh phát lại truyền h́nh ở các vùng và ở đài phát thanh truyền h́nh khu vực khá hiện đại.
    Truờng Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định 127/TC - UBHCTH ngày 01/03/1973. Mặc dù đă được thành lập và trưởng thành qua hơn 30 năm trường cũng đă đào tạo nhiều thế hệ cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đă và đang công tác hiệu quả ở trong tỉnh và các tỉnh bạn. Nhưng đứng trước yêu cầu mới trước xu thế phát triển như vũ bảo ngày nay của lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin và thiết bị viễn thông trên phạm vi Quốc gia và Quốc tế. Đội ngũ cán bộ của nhà trường hầu hết mới tốt nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật về để làm nhiệm vụ giảng dạy. Cơ sở vật chất các thiết bị dạy nghề trước đây phần lớn là của các nước Đông Âu và đă qua nhiều năm sử dụng nên đă xuống cấp và rất lạc hậu. Giáo tŕnh giảng dạy chưa thay đổi kịp, các thiết bị dạy nghề hiện nay đắt đỏ, việc đầu tư cho dạy nghề c̣n hạn chế. Do đó có những bất cập từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lư và chất lượng đào tạo trong nhà trường. Xuất phát từ những lư do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu:" Các biện pháp quản lư phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh -Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá" nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lư, phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo của nhà trường nói riêng cũng như góp vào một trong những quan điểm trong quản lư để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề khác trong tỉnh nói chung.
    2 - Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đạo tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu:
    Công tác quản lư phát triển đội ngũ giáo viên ở trường kỹ thuật Phát Thanh - Truyền h́nh Thanh Hoá
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lư phát triển đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo nghề.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá c̣n nhiều mặt hạn chế và nhiều bất cập bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nếu đề xuất được các biện pháp, phát triển đội ngũ giáo viên dựa trên những nét đặc thù của nhà trường, phù hợp với thực tế của tỉnh cũng như đảm bảo mục tiêu đào tạo nội dung đào tạo, chương tŕnh môn học một cách hợp lư để quả lư phát triển đội ngũ giáo viên nhằm hướng tới nâng cao được chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh Thanh Hoá.
    5- Giới hạn của đề tài
    - Do thời gian nghiên cứu không được nhiều trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung trong khai thác các biện pháp quản lư có liên quan đến chất lượng đào tạo.
    - Qúa tŕnh đào tạo và nhất là đào tạo nghề có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, song đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng các biện pháp quản lư nhằm nâng các chất lượng đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá.
    - Chỉ nghiên cứu cho cán bộ làm công tác quản lư lănh đạo trong công việc phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường (cho đồng chí Hiệu Trưởng).
    - Chỉ nghiên cứu qúa tŕnh đào tạo nghề trong lĩnh vực ngành hẹp đó là ngành Phát thanh - Truyền h́nh của Tỉnh.
    6- Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lư luận của việc quản lư quá tŕnh đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề của tỉnh.
    6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lư đào tạo nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá.
    6.3. Đề xuất biện pháp quản lư, phát triển giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá.
    7 - Các phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nghiên cứu lư luận
    Tổng hợp nghiên cứu phân tích những chủ chương của Đảng và của Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những công tŕnh sách, tạp chí, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
    7.2. Nghiên cứu thực tiễn
    - Sử dụng hai bộ câu hỏi điều tra: Bộ câu hỏi dành cho cán bộ, giáo viên nhà trường (Phụ lục 1). Bộ câu hỏi dành cho học sinh đang học nghề ở trường Kỹ thuật Phát thanh - Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá (Phụ lục 2)
    - Phỏng vấn một số cán bộ quản lư, một số giáo viên có tâm huyết có kinh nghiệm để t́m hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra.
    - Quan sát cách thức tổ chức quản lư của lănh đạo và cán bộ quản lư các cấp. Quan sát t́nh h́nh giảng dạy của giáo viên dạy giỏi, của giáo viên mới vào nghề. Quan sát t́nh h́nh học tập của học sinh để nắm t́nh h́nh thực tế đang diễn ra ở nhà trường.
    - Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của trường Kỹ thuật Phát thanh -Truyền h́nh tỉnh Thanh Hoá về công tác quản lư đào tạo nghề.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    - Sử dụng thống kê toán học để xử lư kết quả nghiên cứu.
    - Phương pháp chuyên gia.






















    Chương 1
    Cơ sở lư luận của vấn đề nghiên cứu

    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ngành giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề
    Giáo dục là quá tŕnh chuyển giao những kinh nghiệm lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác là quá tŕnh truyền đạt những kiến thức khoa học, tri thức của xă hội cho những công dân của đất nước. Đất nước ta công tác giáo dục và dạy học đă được coi trọng từ những năm đầu của thế kỷ 11. Tuy nhiên phương pháp dạy học xưa phần nhiều chỉ là cách " nấu sử rồi kinh" bước sang thời kỳ phát triển hiện đại các ngành học cũng được phân định rạch ṛi hơn, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp cũng có khoảng cách cụ thể, nếu giáo dục phổ thông là quá tŕnh giới thiệu và khái quát để dần dần con người h́nh thành nhân cách, th́ giáo dục chuyên nghiệp h́nh thành kỹ năng, kỹ xảo, xác định ngành nghề của mỗi công dân trong một xă hội nhất định dể duy tŕ sự sống và duy tŕ sự phát triển của toàn xă hội. Vừa thoát khỏi cảnh đô hộ trầm luân trong đau khổ của hơn một trăm năm dưới ách đô hộ và cai trị của chế độ thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đă coi 3 thứ giặc xếp vào hàng nguy hiểm nhất của một dân tộc đó là: " giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm" Trong cuộc chiến tranh "trường kỳ" với hàng trăm ngàn khó khăn, gian khổ phải đương đầu với một đế quốc lớn có tiềm năng quân sự và kinh tế đứng đầu thế giới. Đảng, Bác Hồ và Nhà nước vẫn chủ chương vừa chiến đấu vừa xây dựng.
    Thực hiện chính sách mở cửa Đảng và Nhà nước lại có chủ chương xă hội hoá giáo dục và đào tạo, làm cho sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung của mọi người dân, với quyết tâm cháy bỏng. Chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu với chiến lược cực kỳ sáng suốt và vô cùng sáng tạo của Đảng đó là đi tắt đón đầu. Thực chất phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo viên của ngành giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêng đó là cách nâng cao ư thức của toàn xă hội đối với giáo dục huy động các lực lượng các nguồn lực cuả xă hội để phát triển quy mô và chất lượng của giáo dục, đồng thời biến giáo dục thành quyền và nghĩa vụ của mọi người dân, thành phúc lợi của toàn dân, thành dịch vụ cho mỗi cá nhân có nhu cầu và điều kiện muốn học tập, phát triển. Đây cũng là cách để cho nền giáo dục nước nhà có chất lượng cao, có khả năng đào tạo những người thực tài, có tầm mắt chiến lược toàn cầu, có ư thức vươn lên hàng đầu, có năng lực sáng tạo cái mới và cạnh tranh quốc tế, có khả năng biến trí thức thành sản phẩm mang lợi Ưch kinh tế.
    Xuất phát từ những nhận thức trên nên từ năm 1990 đến nay các chính sách của nhà nước tập trung cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển giáo viên tương đối tập trung.
    Ngày 24/ 11/1993 Chính Phủ ban hành nghị định số 90/CP về đa dạng hoá các loại h́nh trường lớp và h́nh thức đào tạo.
    Quyết định 255/CT của Chính phủ: Chuyển một số trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề từ các bộ, tổng cục về trực thuộc các Tổng Công ty.
    Quyết định số 2461 và 2463 của bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 07/11/1992 về xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên ở tỉnh, thành phố, huyện, xă với mục đích tạo cơ hội cho mọi người.
    Quyết định số 191/QĐ ngày 01/10/1986 của tổng cục dạy nghề và quyết định số 1317/QĐ ngày 19/06/1993 của bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề tại các quận huyện.
    Ngày 11/12/ 1998 Chủ tịch nước đă công bố lệnh ban hành luật giáo dục, luật có hiệu lực ngày 01/01/1999 sau 6 năm thi hành luật giáo dục ngày 27/06/2005 chủ tịch nước lại công bố lệnh ban hành luật giáo dục mới dựa trên cơ sở những nội dung của luật ban hành năm 1998 đă được sửa đổi ở nhiều điều khoản cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, khu vực và quốc tế.
    Tại chương IV "nhà giáo" điều 70 luật đă ghi " 1: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường cơ sở giáo dục khác". Về chính sách điều 80 ghi " Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tŕnh độ chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao tŕnh độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính Phủ". Điều 81 quy định về chế độ tiền lương; điều 82 quy định thêm về chính sách đối với nhà giáo: Luật đă thể hiện cao nhất về việc phát triển không ngừng nghỉ về cả số lượng, chất lượng, kinh tế và chính sách cho mọi người làm công tác giáo dục và giảng dạy điều đó đă thể hiện tính ưu việt của đường lối lănh đạo của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước dành cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lư Giáo dục - Đào tạo nói chung.
    1.2. Một số khái niệm cơ bản
    1.2.1. Quản lư
    Quản lư là một nhu cầu xuất hiện rất sớm. Là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân quá tŕnh quản lư xă hội, quản lư con người . Ở mỗi quốc gia, ở từng địa phương, đơn vị nó tồn tại từ nhiều đời nay. Từ khi xă hội loài người xuất hiện biết tập trung nhau lại để chống trọi với thiên nhiên và thú dữ. Tức là từ khi xă hội có sự phân công lao động và hợp tác để lao động. Chính từ sự phân công hợp tác này nhằm đạt kết quả nhiều hơn, cao hơn trong công việc. Để đạt được ước nguyện Êy phải có sự chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, nghĩa là có người đứng đầu. Hoạt động quản lư được nảy sinh và phát triển từ nhu cầu tất yếu đó: C.Mác đă viết: " Bất cứ lao động xă hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà sự hoạt động. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau của vận động chung của cơ thể sản xuất với những hoạt động tác nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ chế sản xuất đó. Một nhạc sỹ độc tấu th́ tự điều khiển lấy ḿnh nhưng một dàn nhạc th́ cần phải có nhạc trưởng". {1 trang 29;30}
    Như vậy có thể nói hoạt động quản lư là tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và tồn tại ở mọi loại h́nh tổ chức, ở mọi triều đại xă hội từ đó khái niệm quản lư được nhiều tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
    Ví như cách giải thích của từ điển Tiếng Việt:" Quản lư là một tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định". {25 trang 789}
    Theo Harol Koontz " Quản lư là một hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức". {9 trang 31}
    C̣n F.W Taylor khẳng định:" Quản lư là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đă hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. {trang 89}
    Theo AnNapu F.F:" Quản lư là một hệ thống xă hội chủ nghĩa là một khoa học và là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống xă hôị, chủ yếu là quản lư con người nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau. {17 trang 75}
    Thomas. J. Robins Wayned Morrison cho rằng:" Quản lư là một nghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học. {26 trang 19}
    Theo M. Follet:" Quản lư là một nghệ thuật khiến cho công việc của ḿnh được thực hiện thông qua người khác "
    Ở nước ta có nhiều khái niệm khác nhau về quản lư:
    Theo tác giả Nguyễn Văn B́nh:" Quản lư là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đă đề ra thông qua điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác". {14 trang 178}
    Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn:" Quản lư là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lư nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường. {3 trang 43}
    Tác giả Mai Hữu Khuê th́ quan niệm:"Quản lư là sự tác động có mục đích tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục đích đă định trước. {11 trang 19;20}
    Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ quan niệm rằng:"Quản lư là một quá tŕnh có định hướng, quá tŕnh có mục tiêu, quản lư là một hệ thống là quá tŕnh tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lư mong muốn". {6 trang17}
    Theo Nguyễn Ngọc Quang:" Quản lư là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lư đến tập thể những người lao động (khách thể quản lư) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến". {15 trang 24}
    Qua đọc các khái niệm trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng điểm chung thống nhất đều xác định quản lư là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Trong công việc quản lư bao giờ cũng có chủ thể quản lư, khách thể quản lư quan hệ với nhau bằng những tác động quản lư.
    Nói một cách khái quát nhất, có thể xem quản lư là: Một quá tŕnh tác động có chủ đích của chủ thể quản lư tới đối tượng quản lư nhằm đạt được mục tiêu chung.
    - Chức năng của hoạt động quản lư
    Một dạng hoạt động quản lư đặc biệt mà thông qua đó chủ thể quản lư tác động vào khách thể quản lư nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định gọi là chức năng quản lư. Có nhiều cách phân chia các chức năng quản lư, ở nước ta trong quy tŕnh quản lư người ta thường sử dụng các bước: Lập kế hoạch, tổ chức, biên chế nhân sự, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra kết quả.
    + Lập kế hoạch là bước quan trọng cơ bản nhất trong số các bước nhằm xác định khối lượng công việc, định mục đích chọn mục tiêu, khái quát các công việc phải làm đặt ra những quy định, xây dựng biên pháp chọn cách thực tế để tổ chức đạt đến mục tiêu đă chọn, nói một cách khác lập kế hoạch là dự kiến những vấn đề, những ư tưởng của chủ thể quản lư để đạt được mục đích và đi đến mục tiêu.
    + Tổ chức là bước xây dựng những quy chế đặt ra mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, giữa các bộ phận với bộ phận trong tổ chức. Xác định có tính định tính và định lượng chức năng nhiệm vụ giữa các thành viên, giữa các bộ phận để thông qua đó chủ thể quản lư tác động đến các khâu, các mắt xích trong tổ chức và đối tượng quản lư để đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện được những chủ trương, định hướng của kế hoạch: LêNin đă từng nói về công tác tổ chức:" Hăy cho tôi những người BônSê Vích chân chính có kỷ luật tôi sẽ làm đảo tung đất nước Nga bảo thủ, man dợ".
    + Về biên chế nhân sự là việc bố trí sắp xếp các cương vị, các công việc trong cơ cấu tổ chức. Dựa trên khả năng sở trường, sở đoản, tŕnh độ năng lực thông qua tuyển chọn sắp xếp cho phù hợp qua mỗi một công việc, thời gian cần đánh giá khách quan để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo điều chỉnh con người sao cho công việc vẫn tiến hành thường xuyên, liên tục hiệu quả cao hơn so với công việc bước đầu .
    + Chỉ đạo thực hiện là công việc thường xuyên của người quản lư, phải đặt tất cả mọi hoạt động của bộ máy trong tầm quan sát và xử lư, ứng xử kịp thời đảm bảo cho người bị quản lư luôn luôn phát huy tính tự giác và tính kỷ luật. Nói một cách khái quát nhất đây là quá tŕnh tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lư đến khách thể quản lư nhằm đạt được mục tiêu đă định.
    + Kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ quan trọng của người quản lư. Trong công tác lănh đạo, quản lư và chỉ huy: Bác Hồ đẫ từng nói:" Không có kiểm tra đánh giá coi như không có lănh đạo". Qua đó đủ thấy vai tṛ kiểm tra đánh giá, rót ra bài học điều chỉnh mọi hoạt động của khách thể quản lư là việc làm không thể thiếu của chủ thể quản lư.
    1.2.2. Quản lư giáo dục và quản lư đào tạo.
    - Quản lư giáo dục
    Quản lư giáo dục là một bộ phận quan trọng trong quản lư xă hội. Theo nghĩa rộng, quản lư giáo dục là quản lư mọi hoạt động giáo dục trong xă hội. Quá tŕnh đó bao gồm các hoạt động giáo dục của bộ máy nhà nước, của hệ thống giáo dục quốc dân, của các tổ chức xă hội, của gia đ́nh . Theo nghĩa hẹp, quản lư giáo dục là những tác động có mục đích, có hệ thống có khoa học, có ư thức của chủ thể quản lư lên đối tượng quản lư, là qúa tŕnh dạy và học diễn ra trong các cơ sở giáo dục. Cũng như quản lư, quản lư giáo dục cũng c̣n nhiều khái niệm.
    + Theo M.I Kondakop:"Quản lư giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo sự vận hành b́nh thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng". {7 trang 93}
    +Theo P.V Khudominxky:" Quản lư là hệ thống giáo dục có thể hiểu là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ư thức và hướng đích của chủ thể quản lư ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến các trường, các Sở Giáo dục khác .) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục XHCN cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của Chủ nhĩa XH cũng như các quy luật của quá tŕnh giáo dục, của sự phát triển thể lực, tâm lư trẻ em, thiếu niên và thanh niên. {8 trang 10}.
    +Theo Phạm Minh Hạc:"Quản lư nhà trường(quản lư giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của ḿnh tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lư giáo dục để tiến hành mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh".{16 trang 61}
    + Theo Nguyễn Ngọc Quang:" Quản lư giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lư làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lư của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá tŕnh dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất". {15 trang 7}
    Trên cơ sở các khái niệm trên về quản lư giáo dục và đào tạo, có thể rót ra khái niệm chung nhất như sau:
    Quản lư giáo dục chính là quá tŕnh tác động có định hướng của ngành quản lư giáo dục trong việc vận dụng nguyên lư, phương pháp chung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học có kế hoạch quá tŕnh dạy và học theo mục tiêu đào tạo.
    - Quản lư đào tạo
    Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động của nhà trường nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục học sinh, sinh viên. Đó là công việc kết nối mục tiêu đào tạo, thiết kế chương tŕnh đào tạo thực hiện chương tŕnh và các vấn đề liên quan đến giảng dạy, giám sát, đánh giá, kiểm tra cho điểm cùng các quy tŕnh đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo.
    Quản lư đào tạo là một quá tŕnh tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương tŕnh nhất định nhằm đạt được các mục tiêu của toàn hệ thống.
    - Chức năng của quản lư đào tạo
    Mục tiêu của quản lư bao gồm việc ổn định duy tŕ quá tŕnh đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xă hội trong giai đoạn trước mắt và đổi mới phát triển quá tŕnh đào tạo đón đầu những tiến bộ kỹ thuật và Kinh tế - Xă hội.
    Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lư đào tạo cần tiến hành các bước theo quy tŕnh như sau:
    + Lập kế hoạch: dự kiến mọi hoạt động của giáo dục và đào tạo có chương tŕnh, mục tiêu, biện pháp cụ thể, rơ ràng. Dự kiến tường minh các điều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu.
    + Tổ chức và h́nh thành những cơ cấu cần thiết tương ứng với mục tiêu đề ra.
    + Chỉ huy điều hành: Thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp trong quá tŕnh thực hiện kế hoạch, trong khi điều hành nên tập trung chỉ huy điều hành một cách nhịp nhàng thống nhất.
    + Kiểm tra: Sử dụng công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất quá tŕnh đào tạo đi đến việc đánh giá, tổng kết kinh nghiệm đào tạo và điều chỉnh những phát sinh so với kế hoạch ban đầu để đạt được mục tiêu.
    Như vậy quản lư đào tạo thực chất là quản lư các nội dung và các yếu tố sau:
    + Mục tiêu đào tạo (M)
    + Nội dung đào tạo (N)
    + Phương pháp đào tạo (P)
    + Lực lượng đào tạo (chủ thể là thầy, cô) (Th)
    + Đối tượng đào tạo (chủ thể là học tṛ) (Tr)
    + H́nh thức tổ chức đào tạo (H)
    + Điều kiện đào tạo (Đ)
    + Môi trường đào tạo (Mô)
    + Quy chế đào tạo (Q)
    + Bộ máy tổ chức đào tạo (B)
    Trong quá tŕnh duy tŕ công tác đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những t́nh huống do vậy các nội dung phải kịp thời xử lư để công tác giáo dục, đào tạo và nhà trường phát triển liên tục.
    1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên
    Phát triển đội ngũ giáo viên có thể hiểu là một quá tŕnh tăng tiến về mọi mặt của đội ngũ giáo viên trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số lượng và chất lượng giáo viên. Đó là sự tiến bộ về nhận thức, học vấn, khả năng chuyên môn đạt đến chuẩn và trên chuẩn của yêu cầu, các tiêu chí dành cho giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng (đối với giáo viên dạy nghề c̣n phát triển tốt hơn về kỹ năng, kỹ xảo, về tay nghề)
    Trong đó phải đặc biệt chú ư đến sự phát triển bền vững:
    Theo định nghĩa của hội đồng thế giới về phát triển bền vững (WCED) th́ "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các yêu cầu hiện tại và có khả năng thích ứng với yêu cầu của thế hệ kế tiếp sau".
    Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đó là: Có đủ lực lượng giáo viên cần thiết, tổ chức giảng dạy các lớp học sinh đúng quy chuẩn như: Học lư thuyết không quá 35 em /lớp / thầy. Khi tổ chức thực hành nghề không quá 18 học sinh/ lớp/ thầy. (Điều 13 Quyết định 775 - BLĐTB - XH/ ngày 09/08/2001 về quy chế trường dạy nghề).
    Nếu trước năm 2001 tỷ lệ giáo viên trên học sinh phụ thuộc vào từng nhóm nghề, từng lớp học với khả năng tuyển sinh của mỗi trường th́ từ năm 2001 đến nay tỷ lệ theo quyết định 775 - BLĐTB - XH là quy định bắt buộc.
    Về chất lượng giáo viên trước năm 2001 để đào tạo công nhân bậc 3/7 giáo viên chỉ là những người tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật (đối giảng dạy lư thuyết) người có tay nghề cao hơn đối tượng đào tạo một bậc là đủ chuẩn. Từ 2001 đến nay quyết định 775 - BLĐTB - XH quy định: "Giáo viên trường dạy nghề giảng dạy lư thuyết Ưt nhất phải tốt nghiệp ở một trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, Đại học sư phạm kỹ thuật hoặc Cao đẳng kỹ thuật, Đại học kỹ thuật ở một ngành nhất định phù hợp với ngành nghề đào tạo và phải được học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I và bậc II. Giáo viên hướng dẫn thực hành phải có tay nghề kỹ thuật bậc 5/7 trở lên và những nghệ nhân của nghề đào tạo ".
    1.2.4. Biện pháp và bịên pháp quản lư phát triển đội ngũ giáo viên
    - Biện pháp
    Theo "Từ điển tiếng Việt" (1992) th́ bịên pháp là: "Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể". {25 trang78}
    - Biện pháp quản lư phát triển đội ngũ
    Trong khái niệm về quản lư nói chung và quản lư giáo dục nói riêng th́ biện pháp quản lư là tổ hợp các cách thức hành động của chủ thể quản lư tác động lên đối tượng quản lư để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ quản lư nhằm làm cho hệ vận hành phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lư đề ra phù hợp với quy luật khách quan. Từ khái niệm trên chúng ta biết rằng các biện pháp quản lư trong nhà trường là cách thức để người quản lư tiến hành tác động vào đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu mà nhà trường đề ra.
    1.2.5. Chất lượng và quản lư chất lượng đào tạo
    - Chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo
    + Chất lượng đào tạo
     
Đang tải...