Thạc Sĩ Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 131 trang: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
    Mở đầu​
    1. Lí do chọn đề tài.​

    Quản lý là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển xã hội. Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người. C.Mác đã coi quản lý là một đặc điểm vốn có và bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết:” Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo[35,T.23,tr.56], vai trò của quản lý được ông nói lên như một người chỉ huy dàn nhạc “ Một người nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một người nhạc trưởng”[35,T23,tr.57].
    Quản lý là một hoạt động rất phức tạp. ở nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, cải cách mở cửa để tiến nhanh đến sự hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, từng bước đưa đất nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến. Điều đó đòi hỏi rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý, vào hiệu quả , vào chất lượng quản lý ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể. Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ trong công cuộc phát triển đất nước,đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” [42,tr.104] trong sự nghiệp đổi mới; là “khâu đột phá “[43,tr.96]phục vụ công nghiệp hoá,hiện đại hoá; là “nền tảng và động lực” [40,tr.16] cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá, để từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, có nghĩa là chúng ta chấp nhận có cuộc cạnh tranh về trí tuệ trong xu thế toàn cầu hoá. Đó là cuộc đua tranh về trí tuệ sáng tạo, về yếu tố con người của cộng đồng và của toàn xã hội.Chính vì thế Giáo dục - Đào tạo có sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp, quản lý giáo dục phải có những cách tiếp cận mới: cách tiếp cận đa dạng hoá và công nghệ hoá đối với qúa trình quản lý giáo dục nhằm phát triển giáo dục đúng như chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ:” Đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”[40,tr.14] trong 7 giải pháp lớn. Quản lí nói chung, quản lí giáo dục nói riêng đều có những chức năng cơ bản đó là: Kế hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo và kiểm tra.Về tầm quan trọng của chức năng kiểm tra Lênin viết:”Chúng ta phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta . phải kiểm tra thực sự đúng đắn trên quan điểm nền kinh tế quốc dân mà kiểm tra; Phải kiểm tra lại chủ trương của chúng ta đã công bố từng giờ, từng phút, từng giây Ban thanh tra công nông không chỉ có nhiệm vụ ,thậm trí không phải nhiệm vụ tóm bắt và vạch mặt mà phải cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông để tăng cường sự kiểm tra từ phía quần chúng nhằm tiêu diệt thứ cỏ dại của chủ nghĩa quan liêu”. Tại hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1955 Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ:” Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là ngọn đèn pha giúp cho làm sáng tỏ tinh thần hoạt động bộ máy trong bất kỳ thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiểm tra. Thanh tra và kiểm tra thường xuyên đúng đắn, chắc chắn những chỗ hỏng, chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được”. Có thể nói rằng chức năng kiểm tra là một mắt xích rất quan trọng , nó giúp cho nhà quản lí xác định được đơn vị, tổ chức của mình đang ở trong tình trạng nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác chức năng kiểm tra còn là cầu nối giữa nhà quản lí với đối tượng bị quản lí, nơi diễn ra quá trình thông tin, thu nhận thông tin để đánh giá, tư vấn giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng quản lí đi đúng hướng.

    Kiểm tra nội bộ trường học nói chung , trường Tiểu học (TH) nói riêng đã được Quyết định 478/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, ngày 11-3-1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo khẳng định:” Các hoạt động kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra phải được ghi nhận bằng văn bản và được lưu trữ, hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra này .”
    Chúng ta đang thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, trong những năm đầu với các chương trình đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học ., song vẫn còn “những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỉ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tăng . chất lượng hiệu quả giáo dục còn thấp . “ [44,tr.23,tr.24], đây chính là những “chỗ hỏng”, “chỗ hở”của quản lí. Đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới công tác quản lí có nghĩa là phải thường xuyên đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra “Đặc biệt chú trọng đến công tác thanh tra giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua việc tổ chức và chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng “ [40,tr.16],.Vậy đổi mới hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là chúng ta phải làm gì? làm như thế nào ? Đổi mới quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của phòng giáo dục ra sao ?.Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra của phòng giáo dục - đào tạo Yên lạc - Vĩnh phúc đã tổ chức tiến hành thường xuyên ở các nhà trường góp phần vào việc duy trì kỷ cương nề nếp trong các nhà trường nói chung, các trường Tiểu học nói riêng.Đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ cơ sở để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp. Tuy nhiên nhận thức về công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ các trường học của cán bộ quản lí các cấp còn nhiều hạn chế. Công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ các trường học của phòng giáo dục vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, các biện pháp quản lí chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học của hiệu trưởng còn nhiều lúng túng, chưa cập nhật. Hơn nữa đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường hiện nay họ là những giáo viên giỏi, có chút ít năng lực quản lý được lựa chọn làm cán bộ quản lý nhưng chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống về quản lý giáo dục. ở họ kinh nghiệm có thể có nhiều nhưng lý luận quản lý thì còn hạn chế. Các điều kiện trang bị cho hoạt động quản lí còn nhiều thiếu thốn .,do đó hiệu quả của việc thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà trường chưa cao, dẫn đến hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp và nói chung công tác “quản lý giáo dục - đào tạo còn những mặt yếu kém , bất cập”, vì vậy trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu quản lý nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng, người hiệu trưởng phải coi trọng chức năng kiểm tra của mình. Việc xác định cơ sở lí luận , khảo sát và nghiên cứu thực trạng tình hình quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường Tiểu học nhằm đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường của phòng giáo dục huyện (quận) là vấn đề cần được nghiên cứu. Những thành quả nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần vào việc thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là “đổi mới quản lý giáo dục”, nhằm “nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
    Vì vậy tôi chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học của phòng giáo dục huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu với hy vọng được góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn cuả sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...