Thạc Sĩ Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Trung Học Phổ Thông đạt chuẩn quốc gi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Trung Học Phổ Thông đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu​
    Information

    MS: LVQLGD009
    SỐ TRANG: 129
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: DDHSP TPHCM
    NĂM: 2007


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tổng
    quát của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm từ 2001 - 2010 là : “Đưa đất nước ra
    khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng rõ rệt đời sống vật chất, văn
    hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
    một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
    Nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH mà Đảng đề ra chính là
    nguồn lực con người, bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
    triển. Vì vậy, muốn tiến hành CNH,HĐH thành công tất yếu phải thúc đẩy phát triển
    sự nghiệp giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
    dưỡng nhân tài.
    Đối với công tác GD&ĐT thì ĐNGV đóng vai trò cực kỳ quan trọng, điều này
    đã được Luật Giáo Dục khẳng định : “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
    đảm bảo chất lượng giáo dục” (27). Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định của
    giáo dục. Chính vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ
    cấp thiết của toàn ngành giáo dục. Thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục còn nhiều
    hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó
    có các nguyên nhân cơ bản : Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, CSVC chưa đáp
    ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác GD&ĐT, chưa quan tâm đúng mức đến vấn
    đề giáo dục toàn diện, chưa đầu tư thỏa đáng đúng với tinh thần “Giáo dục là quốc
    sách hàng đầu” “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”.
    Việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia nhằm có những chuyển biến
    thực sự về chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những yêu cầu cấp thiết và
    đang đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý đối với ngành Giáo dục & Đào tạo
    cũng như các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Ngày 05/07/2001. Bộ trưởng
    Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 27/2001 - QĐ- BGD&ĐT về việc “Ban hành Quy
    chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010”, song
    đến nay việc tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, còn nhiều vấn đề cần được 3
    quan tâm, tìm ra các giải pháp cho phù hợp để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu đặt
    ra của ngành, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương.
    Một trong những vấn đề đó chính là ĐNGV, mặc dù đã đạt được tiêu chí theo
    quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng ĐNGV vẫn còn nhiều bất cập tỷ lệ phần trăm
    giáo viên giỏi phải được duy trì bền vững, số giáo viên còn lại phải luôn được bồi
    dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có kế hoạch đào tạo trên
    chuẩn như thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi.
    Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có 27 trường THPT, đến nay đã có 10 trường được
    công nhận đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 - 100% các trường THPT
    trong tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia. Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn của
    ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Với cương vị là một người làm công tác quản lý của
    trường THPT chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận ngày 25/08/2005
    theo Quyết định số 364/QĐ-UB của UBND tỉnh BR-VT, tôi đã chọn đề tài.
    “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt
    chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý
    nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của hiệu trưởng các trường THPT đạt chuẩn quốc
    gia ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác QL ĐNGV ở các trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh BR-VT.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Các biện pháp quản lý ĐNGV của hiệu trưởng trường THPT chuẩn quốc gia ở
    tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    ĐNGV ở các trường THPT chuẩn quốc gia tỉnh BR-VT còn có những hạn chế:
    trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
    nay. Việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục như: hoạch định, tổ chức, chỉ
    đạo, kiểm tra của hiệu trưởng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu khảo sát toàn
    diện thực trạng quản lý ĐNGV thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý của 4
    hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trường THPT đạt chuẩn quốc
    gia ở tỉnh BR-VT

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên của trường
    THPT chuẩn quốc gia.
    + Khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các
    trường THPT chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
    + Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
    viên của hiệu trưởng các trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

    6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài

    Nghiên cứu ở các trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh BR-VT giai đoạn
    từ 2004 – 2006 (10 trường). Vì thời gian hạn chế nên luận văn chỉ tập trung nghiên
    cứu công tác quản lý ĐNGV với hoạt động dạy học, không nghiên cứu hoạt động
    giáo dục ( theo nghĩa hẹp).

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    ã Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại tài liệu, thông tin.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    ã Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên.
    ã Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của hiệu trưởng
    ã Lấy ý kiến chuyên gia

    7.3. Các phương pháp bổ trợ

    ã Quan sát, trao đổi, phỏng vấn

    7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

    8. Cấu trúc của luận văn

    Luận văn gồm 3 phần : Mở đầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị
    Mở đầu : Một số vấn đề chung
    Nội dung : Gồm 3 chương
    Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
    Chương 2 : Thực trạng ĐNGV và việc quản lý ĐNGV của hiệu trưởng các trường THPT chuẩn quốc gia ở tỉnh BRVT.
    Chương 3 : Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
    Kết luận và kiến nghị
    Danh mục tài liệu tham khảo.
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...