Tiểu Luận Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Các biện pháp quản lý chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

    MỞ ĐẦU

    1. LƯ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Giáo dục - đào tạo nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng có tính quyết định - hoàn thành việc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40 của Quốc hội và Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cuộc vận động “hai khụng” nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một vấn đề được đặt ra: “để thực hiện được mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội, h́nh thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005) th́ chất lượng đào tạo các cấp học, ngành học ra sao? Đây là yêu cầu cơ bản quan trọng phù hợp với chủ trương chuẩn hoá - hiện đại hoá nền giáo dục của Đại hội Đảng lần thứ IX, góp phần tạo nên chất lượng ngày càng cao của giáo dục phổ thông nói chung và GDTH nói riêng.
    Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng có ư ảnh hưởng sâu sắc đến cả quá tŕnh giáo dục của các bậc học, cấp học sau này. Bậc học này có nhiệm vụgiúp học sinh h́nh thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xă hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ ǵn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về âm nhạc, mỹ thuật. Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cần có các điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau nhưng trong đó công tác quản lư chất lượng là hết sức quan trọng. Nếu không có biện pháp quản lư phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục học sinh, đặc biệt là chất lượng văn hóa. Tại hội nghị Trung ương 6 - khóa IX của Đảng đă đề ra giải pháp là: “đổi mới cơ bản công tác quản lư giáo dục”.
    Quản lư chất lượng theo mô h́nh quản lư chất lượng tổng thể (TQM) là một trong những xu hướng tiếp cận hiện đại và mang lại hiệu quả cao cho các nhà quản lư trong đó có quản lư giáo dục. Tuy nhiên mô h́nh quản lư này mới chỉ được vận dụng vào trong công tác quản lư các doanh nghiệp trên lĩnh vực kinh tế c̣n đối với giáo dục - đào tạo mô h́nh này c̣n chưa được phổ biến rộng răi. Các định hướng cải cách giáo dục gần đây mà chúng ta đă và đang thực hiện đều ít nhiều mang hơi hướng triết lư TQM. Các cơ sở giáo dục hiện nay đang tập trung xây dựng quản lư chất lượng theo mô h́nh quản lư này nhưng chủ yếu tập trung ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.
    Theo báo cáo thống kê của Pḥng Giỏo dục - Đào tạo huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa th́ chất lượng giáo dục tiểu học ngày một nâng lên song trên thực tế vẫn c̣n nhiều bất cập trong quản lư chất lượng học sinh. Đặc biệt, trong điều kiện thực hiện sự chỉ đạo của Bộ về việc không thi tốt nghiệp tiểu học th́ việc quản lư chất lượng học tập của học sinh càng phải được quan tâm. Nếu không có các biện pháp quản lư phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh các lớp cuối cấp. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này một cách có hệ thống để t́m ra biện pháp quản lư phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
    Xuất phát từ lư do nêu trên, tụi đó chọn đề tài khoa học: “Cỏc biện pháp quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa theo mô h́nh quản lư chất lượng tổng thể (TQM)” để nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu lư luận và đánh giá thực trạng việc quản lư chất lượng học sinh các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất các biện pháp quản lư chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Các biện pháp quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học theo mô h́nh quản lư chất lượng tổng thể ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    3.2. Khách thể nghiên cứu

    Chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    - Thời gian: Từ tháng 01/2009 - 08/2009
    - Địa điểm: 42 trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa .
    - Nghiờn cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lư chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    5. GIẢ THUYƠT KHOA HỌC

    Công tác quản lư chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nếu hiệu trưởng các trường tiểu học áp dụng các biện pháp quản lư chất lượng theo mô h́nh TQM sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    6.1. Nghiên cứu cơ sở lư luận về quản lư và quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học.
    6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở các trường tiểu học huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    6.3. Đề xuất các biện pháp quản lư chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu lư luận
    7.2. Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp quan sát

    7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

    7.2.3. Phương pháp chuyên gia

    7.2.4. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

    7.3. Phương pháp thống kế toán học

    8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Mở đầu
    Chương 1. Cơ sở lư luận về quản lư và quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học.
    Chương 2. Thực trạng công tác quản lư chất lượng học tập của học sinh cuối bậc tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa .
    Chương 3. Đề xuất biện pháp quản lư chất lượng học tập học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa.
    Kết luận và Kiến nghị
    Tài liệu tham khảo

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LƯ VÀ QUẢN LƯ CHÊT LƯỢNG
    HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện tŕnh độ phát triển của mỗi quốc gia. V́ vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă chỉ rơ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đă ra Nghị quyết số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lư giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xă hội. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX của Đảng cộng sản Việt Nam.
    Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục đào tạo được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ.
    Tuy nhiên “vấn đề bức xúc trong giáo dục nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục toàn diện c̣n nhiều bất cập, thấp so với mục tiêu giáo dục với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xă hội và trong tương quan với khu vực và so với một số nước Châu Á và khu vực Đông Nam Á, chỉ số chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của nước ta c̣n thấp, chỉ xếp thứ 11/12 nước được xếp hạng chơu Á”
    Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng ngày càng được nhiều nhà giáo dục, nhà quản lư, các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước (các tổ chức Quốc tế như LHQ (UNDP, UNESCO), nhiều nhóm nước như PISA, TIMSS, ) và xă hội quan tâm. Trờn cỏc diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học, các phương tiện thông tin đại chúng có không ít những cuộc tranh luận về chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó có không Ưt các luận giải khoa học, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Trong các chủ trương và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới quản lư chất lượng giáo dục là một giải pháp được quan tâm đặc biệt. Trong các cấp học và bậc học th́ giáo dục phổ thông được hết sức ưu tiên bởi chất lượng giáo dục phổ thông sẽ quyết định chất lượng sinh viên vào học đại học, cao đẳng, giáo dục chuyên nghiệp và chất lượng của lực lượng lao động có tŕnh độ sau phổ thông trung học. Mặt khác, chất lượng giáo dục phổ thông có ư nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng sống cho thế hệ trẻ bước vào đời.
    Tuy nhiên, quan niệm về chất lượng giáo dục ở nước ta chưa đầy đủ và đồng bộ. Trước hết khái niệm chất lượng giáo dục đang bị nhầm lẫn, đồng nghĩa chất lượng giáo dục với chất lượng thi cử. Đáng tiếc cách hiểu này đang được coi là chuẩn mực trong đánh giá giáo dục. Một biểu hiện rất rơ: sự quan tâm chủ yếu của các nhà quản lư giáo dục, từ các cấp quản lư hệ thống tới các cấp quản lư nhà trường, tập trung cao nhất vào các kỳ thi để rồi lấy kết quả thi làm thước đo quan trọng nhất đối với chất lượng một học sinh, một nhà trường và một địa phương. Đă quan niệm như thế th́ thật dễ hiểu khi mà các yếu tố khác trong tổng thể các yếu tố trực tiếp cấu thành chất lượng giáo dục đă bị coi nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Bởi vậy trong thực tế, những nơi có nhiều mặt yếu kém nhưng tỷ lệ thi đỗ cao vẫn được xem là có chất lượng tốt. Từ đây đă nảy sinh một hiện tượng phổ biến là từ giáo viên đến học sinh, từ những người quản lư cấp cơ sở đến những người quản lư cấp trên đua nhau chạy theo tỷ lệ thi đỗ. Số trường tỷ lệ thi đỗ tới 95-100% không c̣n là hiện tượng cá biệt. Và theo lụgic của cách hiểu trên, chất lượng giáo dục như thế là tốt lắm rồi. Chỉ đến khi học sinh vào đời, thực trạng yếu kém mới bộc lộ ra.
    Ở nước ta giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông có thời hạn là 5 năm bao gồm trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Đây là thời gian mang tính khởi đầu (Primary), tính yếu lược (Elementary) và cũng là giai đoạn sớm (Early year learning) của việc học chính thức. Do đó, giáo dục tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, là bậc học nền tảng khởi đầu, ảnh hưởng sâu sắc đến cả quá tŕnh giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học là rất cần thiết v́ đây là hành trang, bắt nguồn của mọi hoạt động học tập.
    Việc quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học có ư nghĩa hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong những năm gần đây khi Bộ Giáo dục - Đào tạo quyết định bỏ ḱ thi tốt nghiệp tiểu học mà chuyển sang xem xét, đánh giá để công nhận hoàn thành chương tŕnh tiểu học và trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
    Vấn đề bảo đảm chất lượng tiểu học khi không thi tốt nghiệp đối với học sinh cuối cấp đặt ra cho các nhà quản lư giáo dục tiểu học là phải làm tốt công tác quản lí chất lượng học sinh trong nhà trường. Hiện nay tuy có nhiều công tŕnh nghiên cứu, các ư kiến, bài báo trao đổi về vấn đề quản lư chất lượng giáo dục nhưng chủ yếu tập trung vào quản lư chất lượng giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp. Tác giả Nguyễn Đức Chớnh đó nghiên cứu và nêu ra vấn đề kiểm định chất lượng trong Giáo dục Đại học, tác giảHoàng Đức Nhuận, tác giả Lê Đức Phỳc đó nêu ra cơ sở lư luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Tác giả Phạm Thành Nghị nghiên cứu vấn đề quản lư chất lượng Giáo dục Đại học. Tác giả Đặng Vũ Hoạt đó nờu hệ thống chức năng kiểm tra đánh giá. Tác giả Phó Đức Ḥa cũng có nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục tiểu học. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh nghiên cứu về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học và nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Cũng đó cú một số tài liệu công tŕnh nghiên cứu, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, bài viết trên tạp chí đề cập vấn đề quản lư chất lượng học sinh theo mô h́nh quản lư chất lượng tổng thể như: [1], [ 16], [ 28], nhưng tập trung nghiên cứu việc quản lư ở các trường chuyên nghiệp hoặc nghiên cứu việc kiểm tra đánh giá chất lượng.
    Ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa đến nay chưa có công tŕnh khoa học nghiên cứu đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học. Việc quản lư chất lượng học tập của học sinh tiểu học đang diễn ra một cách rời rạc, không hệ thống. Đặc biệt hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện chưa có biện pháp cụ thể nhằm quản lư chất lượng có hiệu quả, tránh gian dối, bệnh thành tích. Chính v́ vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết cho vấn đề này là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, năm học mà Bộ giáo dục - Đào tạo lấy chủ đề “Năm học đổi mới quản lư và nâng cao chất lượng giáo dục” và những năm học tiếp theo.
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

    1.2.1. Quản lư
     
Đang tải...