Luận Văn Các biện pháp phi thuế & lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại

Thảo luận trong 'Thuế - Hải Quan' bắt đầu bởi Bống Hà, 5/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP
    PHI THUẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
    A.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.
    I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.
    1.Tính cần thiết chung phải bảo hộ của các quốc gia trên thế giới.

    Không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Hoa Kỳ, lại không có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước.
    Tuy nhiên, mục tiêu bảo hộ lại khá đa dạng. Đối với những nền kinh tế phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Mặc dù không phải là lực lượng tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nền kinh tế, nhưng những nhóm người này có sức mạnh chính trị đáng kể, buộc các chính đảng được họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt tới lợi ích của họ. Những nhóm điển hình là lao động trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, luyện kim đen.
    Trong khi đó, mục tiêu bảo hộ của những nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp lại chủ yếu nhằm duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia hết sức cố gắng để bảo hộ ngành sản xuất ô tô. Thái Lan tiếp tục duy trì bảo hộ ở mức cao với một số ngành điện tử, cơ khí, đường. Trung Quốc duy trì mức bảo hộ cao nhất có thể được với ngành ô tô, thép, thuốc lá.
    Ngoài ra, các nước này còn có thể phải duy trì bảo hộ nhằm đạt được các mục tiêu khác. Chẳng hạn, Trung Quốc phải tiếp tục bảo hộ trong một thời gian nhất định nhiều ngành sản xuất nhằm tránh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước khỏi bị phá sản nhanh chóng. Đây là điểm khác biệt nổi bật giữa các nước đang chuyển đổi với các nước công nghiệp phát triển. Tại các nước công nghiệp phát triển, những nhóm người lao động tại các ngành đang suy thoái hoặc có năng suất thấp (dệt may, nông nghiệp) có sức mạnh chính trị đáng kể. Trong khi đó, tại các nước đang chuyển đổi, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước lại có sức mạnh chính trị to lớn mà việc bảo hộ chúng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
    2.Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam.
    Việt Nam là nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế còn rất thấp. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, các yếu tố của kinh tế thị trường còn chưa được tạo lập đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết.
    Hệ thống pháp luật, công cụ quan trọng để quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường, vừa thiếu vừa chưa đồng bộ lại chồng chéo, chưa tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu cũng đang trong tình trạng tương tự.
    Với nền kinh tế kém phát triển, công nghệ lạc hậu, nếu không có chiến lược bảo hộ đúng đắn thì nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ không thể đứng vững được trước sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu
    Đứng trước xu hướng tất yếu của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với năng lực cạnh tranh yếu kém của nhiều ngành sản xuất, vấn đề phải bảo hộ để thúc đẩy sản xuất trong nước và phát triển kinh tế trở nên hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn và phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thời gian và “độ trưởng thành” một cách chủ động.
    Một số ngành công nghiệp non trẻ hiện gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhưng trong tương lai có thể có sức cạnh tranh cao nếu được hưởng những hỗ trợ nhất định và được bảo hộ bằng những chính sách phi thuế thích hợp trong một thời gian cần thiết.
    Cũng cần phải bảo hộ một số ngành tuy hiện nay cạnh tranh kém nhưng tỏ ra có tiềm năng về dài hạn. Một mặt, phần lớn những ngành này yêu cầu hàm lượng vốn lớn, khả năng cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại. Mặt khác, đây lại là những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, cần được đầu tư phát triển hợp lý để tạo nên xương sống cho nền kinh tế (luyện kim, hóa dầu, xi măng .). Cần có những biện pháp bảo hộ thích hợp để các ngành này tránh được nguy cơ phá sản và dần dần nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...