Chuyên Đề Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]Lời nói đầu
    Trong xu thế toàn cầu hoá của đời sống kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21, chủ động tham gia hội nhập có kết quả và nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề mà đang được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; trong dự thảo báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế” và “Nâng cao rõ rệt chất lượng sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế”.

    Với định hướng mà Đảng đã đề ra, để nâng cao hiệu quả của hội nhập và “chất lượng sức cạnh tranh”, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường ngoài nước nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước.

    Với mục tiêu quan trọng trên, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu chuyên đề “Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam”.

    Mục tiêu của chuyên đề “Các biện pháp phát triển thị trường hàng xuất khẩu ở Việt Nam” là: đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu; những vấn đề bức xúc hiện nay và những khó khăn, tồn tại trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các vấn đề về cơ chế chính sách, mặt hàng, thị trường xuất khẩu, những ách tắc trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như xác định và định hướng những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng hoạt động thương mại, kim ngạch, mặt hàng, thị trường xuất nhập khẩu (tập trung chủ yếu về xuất khẩu) của Việt Nam giai đoạn 1999 - 2003, các cơ chế, chính sách sau khi ban hành Luật Thương mại nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường các hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

    Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:

    Chương I : Thương mại quốc tế và chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
    Chương II : Một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam
    Chương III : Một số biện pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu ở Việt nam.
    Kết luận
    Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, xuất khẩu càng đóng góp vai trò quan trọng hơn đối với một nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Việt nam là một nước đang trên con đường tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoà nhập vào khu vực và thế giới. Vì vậy xuất khẩu được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để thực hiện thành công các mục tiêu trên.
    Nhằm phát huy hết các vai trò của xuất khẩu, Chính phủ Việt nam đã có những định hướng chính sách và biện pháp đúng đắn thúc đẩy xuất khẩu như thực hiện tự do hoá thương mại, chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách khuyến khích đầu tư Các chính sách này đã có tác động đáng kể tới hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh, cơ cấu mặt hàng chuyển biến tích cực, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng nhiều, ngoại tệ thu được về cho đất nước tăng lên đáng kể.
    Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Việt nam vẫn còn gặp nhiều trở ngại do các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Vì vậy để giúp hoạt động xuất khẩu vượt qua những khó khăn, thách thức đòi hỏi chúng ta thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước phải được đi kèm với các nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Và cần thấy một điều quan trọng là các chính sách và biện pháp thúc đảy xuất khẩu của nhà nước muốn thực sự phát huy tác dụng thì phải được thực hiện nghiêm túc trong thực tế chứ không phải chỉ dừng lại ở giấy tờ.
    Hy vọng những tiềm lực như nhân lực và vật lực của Việt nam cùng với hệ thống chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đúng dắn của nhà nước ta sẽ là những nhân tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt nam ngày một phát triển, xây dựng nước nhà ngày một phồn vinh[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...