Thạc Sĩ Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông đáp ứng yêu cầu đổi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay


    Luận văn dài 81 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước Việt Nam đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hóa. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, của hệ thống chính trị xã hội, của toàn dân, trong đó có nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) là những người trực tiếp thực hiện và vì vậy, họ giữ vai trò quyết định. Tổ chức văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên (GV).
    Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục từ thành phố đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tâm huyết với sự nghiệp "trồng người". Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng GD&ĐT nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề bức xúc, cần quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và ngành GD&ĐT.
    Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra những mâu thuẫn "giữa yêu cầu vừa phát triển nhanh quy mô, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế. Đó là những mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ quan nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt" [15].
    Trong bức thư tâm huyết gửi các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và các em học sinh (HS), sinh viên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2006), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã tha thiết:
    Duyên phận làm người đã đưa các thầy cô đến với nghề giáo cao quý. Chúng ta được xã hội, được chính quyền chấp nhận là người có quyền nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, lịch sử ngàn năm của dân tộc, là người khai trí, luyện đức và rèn tâm cho hơn 20 triệu học sinh, sinh viên nước nhà . Chúng ta phải đóng cửa bảo nhau thật thẳng thắn, khi một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ nhà giáo chưa tận tâm với nghề, chưa tận nghĩa với đời.
    Trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, song vẫn còn những vấn đề yếu kém. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân yếu kém đang tồn tại trong hệ thống giáo dục Việt Nam là sự bất cập và hiệu quả thấp của công tác quản lý giáo dục, đúng như đánh giá của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong Chỉ thị 40-CT/TW: "Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục" [20].
    Để khắc phục yếu kém về công tác cán bộ, thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ trong ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã xác định một trong những biện pháp có tính quyết định để nâng cao chất lượng GD&ĐT là: Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ trọng tâm, một biện pháp có tính quyết định để giáo dục - đào tạo thoát khỏi tình trạng yếu kém về chất lượng và hiệu quả.
    Trong nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học được tác động bởi nhiều yếu tố của quá trình dạy học và yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ. Trong nhiều yếu tố tác động đó thì đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV là yếu tố có vai trò mang tính chất quyết định.
    Ngành GD&ĐT tỉnh Dak Nông tuy còn non trẻ, còn nhiều bất cập, song cũng đã nỗ lực để hòa nhập với xu thế phát triển giáo dục cả nước, trong đó có sự đóng góp của giáo dục tiểu học (GDTH). Với vai trò, chức năng nhiệm vụ được quy định, cùng với những đặc điểm của địa bàn, đội ngũ CBQL ở trường tiểu học tỉnh Dak Nông đã có những nỗ lực góp phần tạo ra hiệu quả GDTH ở tỉnh nhà. Hệ thống trường lớp được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc, cơ sở vật chất (CSVC), đội ngũ giáo viên (ĐNGV) từng bước được tăng cường, công tác xã hội hóa được đẩy mạnh, công tác quản lý của đội ngũ CBQL được chú trọng, đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần cùng cả tỉnh phấn đấu hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi vào năm 2009.
    Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả GDTH ở tỉnh Dak Nông nhìn chung còn thấp. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan do tác động của kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, CSVC trường học còn thiếu thốn, thư viện trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu và lạc hậu, đội ngũ CBQL, GV còn thiếu về số lượng và thấp về chất lượng, trong đó bao gồm CBQL các trường tiểu học. Do đó, việc xác lập một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Dak Nông là vấn đề có tính cấp thiết. Bản thân là một CBQL cấp Sở theo dõi bậc học Tiểu học, xuất phát từ thực tế của quá trình quản lý cho thấy trước yêu cầu đổi mới giáo dục về nội dung chương trình, sách giáo khoa thì vấn đề đặt ra đối với đội ngũ CBQL là phải đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài"Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay"để nghiên cứu.

    MỤC LỤC



    Trang
    MỞ ĐẦU
    1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC
    6
    1.1.
    Sơ lược vấn đề nghiên cứu
    6
    1.2.
    Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
    8
    1.2.1.
    Quản lý
    8
    1.2.2.
    Quản lý giáo dục
    9
    1.2.3.
    Quản lý trường học
    10
    1.2.4.
    Cán bộ quản lý trường tiểu học
    11
    1.3.
    Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay
    13
    1.4.
    Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục tiểu học
    15
    1.5.
    Những yêu cầu phát triển giáo dục trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
    16
    1.6.
    Đặc trưng của người cán bộ quản lý trường tiểu học
    21
    1.6.1.
    Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
    21
    1.6.2.
    Về nhiệm vụ chuyên môn
    22
    1.6.3.
    Về năng lực quản lý
    22
    1.7.
    Những yêu cầu đối với việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
    23
    1.7.1.
    Về số lượng
    24
    1.7.2.
    Về cơ cấu
    24
    1.7.3.
    Về chất lượng
    25
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘQUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TỈNH DAK NÔNG
    27
    2.1.
    Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Dak Nông
    27
    2.2.
    Thực trạng giáo dục tiểu học ở tỉnh Dak Nông
    28
    2.2.1.
    Vài nét về đặc điểm giáo dục và đào tạo của tỉnh Dak Nông
    28
    2.2.2.
    Quy mô trường, lớp, học sinh tiểu học, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý
    29
    2.3.
    Thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học của tỉnh Dak Nông
    34
    2.3.1.
    Thực trạng công tác quản lý về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
    35
    2.3.2.
    Thực trạng về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh Dak Nông hiện nay
    38
    2.4.
    Phân tích thuận lợi, khó khăn tồn tại của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông
    46
    Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TỈNH DAK NÔNG
    50
    3.1.
    Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
    50
    3.2.
    Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Dak Nông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
    51
    3.2.1.
    Nhóm biện pháp qui hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý
    51
    3.3.2.
    Nhóm biện pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý
    58
    3.2.3.
    Nhóm xây dựng môi trường phát triển tạo điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý
    65
    3.3.
    Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp
    69
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    72
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    77
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Số hiệu bảng
    Tên bảng
    Trang
    2.1
    Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học tỉnh Dak Nông năm học 2007 - 2008
    32
    2.2
    Thống kê thâm niên quản lý của cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông
    33
    2.3
    Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
    35
    2.4
    Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Dak Nông
    39
    2.5
    Nhóm năng lực chuyên môn, năng lực quản lý
    41
    2.6
    Nhóm thực trạng đặc trưng phong cách quản lý
    43
    3.1
    Bảng tổng hợp tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp
    69
     
Đang tải...