Thạc Sĩ Các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang, tỉnh Quảng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang, tỉnh Quảng Ninh
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU .0
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .3
    5. Giả thuyết khoa học 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu .3
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc của luận văn .4
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO
    DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .5
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .5
    1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài .8
    1.3. Đặc trưng xã hội hoá giáo dục đối với trường phổ thông đa cấp 16
    1.4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGDPT trong giai đoạn
    hiện nay 20
    1.5. Yêu cầu quản lý phát triển công tác XHHGD đối với trường phổ thông
    đa cấp trong giai đoạn hiện nay 21
    1.6 Xu hướng phát triển XHHGD phổ thông ở một số nước trong khu vực
    và trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. 23
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở
    TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐA CẤP VĂN LANG TỈNH QUẢNG NINH . 27
    2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh (điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa,
    xã hội) 27
    2.2. Thực trạng giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Ninh. 28
    2.3. Thực trạng của trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh 29
    2.4. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục của trường phổ thông đa cấp
    Văn Lang tỉnh Quảng Ninh 35
    2.5. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 52
    Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
    GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐA CẤP VĂN LANG TỈNH
    QUẢNG NINH . 58
    3.1. Định hướng phát triển giáo dục và chủ trương XHHGD của trường
    phổ thông đa cấp Văn Lang trong giai đoạn mới 58
    3.2. Các biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trường phổ thông đa cấp
    Văn Lang tỉnh Quảng Ninh 60
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của XHHGD ở trường phổ
    thông trong giai đoạn mới 60
    3.2.2. Phát huy tác dụng giáo dục của nhà trường đối với đời sống cộng
    đồng phục vụ mục tiêu xây dựng xã hội học tập. 64
    3.2.3 Thu hút sự ủng hộ của cộng đồng cho sự nghiệp phát triển GD của
    nhà trường. 72
    3.2.4 Cải tiến công tác kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm công tác
    XHHGD của nhà trường 75
    3.2.5 Đổi mới cơ chế quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà
    trường nhằm thúc đẩy công tác XHHGD 79
    3.2.6. Hoàn thiện các qui định, qui chế quản lí tạo điều kiện cho sự phát
    triển của nhà trường. 85
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 89
    3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 91
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến
    lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức KT -XH.
    Ngày nay, xã hội loài người bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên
    CNH-HĐH, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự phát triển
    bền vững của xã hội. Giáo dục có vai trò ngày càng quan trọng trong quá
    trình phát triển KT-XH của đất nước. Do vậy, bất kỳ một nước nào dù lớn
    hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ cũng
    phải quan tâm đến giáo dục.
    Để phát triển nền giáo dục quốc dân, từ trước đến nay, xu thế chung
    của các nước trên thế giới là đẩy mạnh XHHGD. Điều này không chỉ đú ng
    đối với những nước nghèo mà ngay cả nước giàu cũng có quan điểm tương
    tự. Một trong những nguyên tắc giáo dục vì sự phát triển bền vững của Mĩ ở
    Thế kỷ 21 là: "Giáo dục phải lôi cuốn được sự tham gia của tất cả mọi
    người, mọi tổ chức, cộng đồng. Các nhà giáo phải vượt ra khỏi bức tường
    của nhà trường để huy động cha mẹ học sinh, cộng đồng, cơ quan . vào quá
    trình giáo dục".
    Sở dĩ XHHGD được coi trọng bởi XHHGD sẽ định hướng hoạt động
    cho mọi người, mọi lực lượng xã hội cùng tham gia và thúc đẩy giáo dục phát
    triển. Mặt khác thông qua hoạt động XHHGD từng cá nhân người giáo dục
    cũng như người được giáo dục sẽ tự giáo dục, tự điều chỉnh hoạt động của
    bản thân và hoàn thiện nhân cách. Như vậy, XHHGD là một quá trình diễn ra
    lâu dài và gắn liền với quá trình phát triển của xã hội.
    Đất nước ta đang trong thời kỳ đầu của CNH-HĐH, nhận thức sâu sắc
    chiến lược giáo dục, chiến lược con người là bộ phận quan trọng trong chiến
    lược phát triển KT-XH của đất nước. Có quan tâm tới sự nghiệp giáo dục thì
    mới đạt được mục tiêu: "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
    văn minh". Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại Điều 35 qui định: "Giáo
    dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu". Đặc biệt Điều 12 của Luật giáo dục
    nước CHXHCN Việt Nam (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005) đã khẳng
    định rõ “Công tác Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục” trên tinh thần chỉ đạo phát
    triển giáo dục thực hiện theo hướng "Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá".
    Có làm như vậy mới mang lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục.
    Để thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác XHHGD, một trong
    những vấn đề cần thực hiện đó là: Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, nhanh
    chóng xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống các trường ngoài
    công lập. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện "Chuẩn hoá, hiện đại hoá
    giáo dục".
    Thực tiễn cho thấy, nếu thực hiện tốt công tác này sẽ làm cho giáo dục
    vừa có thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, vừa góp phần phát huy
    quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục.
    Khi đó, giáo dục sẽ là động lực để phát triển KT-XH.
    Trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh là mô hình giáo
    dục với ba đặc điểm: Thuộc hệ thống ngoài công lập - Bao gồm cả ba cấp
    học Tiểu học, THCS, THPT - Hoạt động theo tiêu chí trường chất lượng
    cao. Đây là mô hình đang có xu hướng phát triển trong hệ thống các trường
    ngoài công lập và hoàn toàn mới đối với tỉnh Quảng Ninh.
    Qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, bước đầu nhà trường đã phát
    huy những ưu việt đặc thù của mô hình, khẳng định sự lựa chọn đúng hướng
    của nhà trường và đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, đặc biệt là
    công tác XHHGD. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bất cập
    và hạn chế, đứng trước những yêu cầu đổi mới của đất nước thì việc thực
    hiện công tác XHHGD của nhà trường cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Từ
    những lý do trên tác giả xin chọn đề tài cho luận văn của mình là:
    Các biện pháp phát triển công tác xã hội hoá giáo dục ở trường phổ
    thông đa cấp Văn Lang, tỉnh Quảng Ninh.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu để đề xuất nâng cao các biện pháp nhằm phát triển công
    tác XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh Quảng Ninh trước yêu
    cầu đổi mới hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Khách thể nghiên cứu
    Công tác XHHGD đối với trường phổ thông.
    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Công tác XHHGD đối với trường Phổ thông đa cấp Văn Lang tỉnh
    Quảng Ninh.
    4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về XHHGD và thực
    trạng XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang. Từ đó đề xuất các biện
    pháp nhằm phát triển công tác XHHGD của nhà trường trong giai đoạn mới.
    Điều tra, khảo sát thực tế các năm học từ năm 2005 - đến nay.
    5. Giả thuyết khoa học
    Trường Phổ thông đa cấp Văn Lang đã có nhiều thành tựu trong công
    tác dạy và học, tuy nhiên cũng còn có một số hạn chế . Những hạn chế đó một
    phần do công tác XHHGD chưa được mạnh mẽ. Nếu đề xuất các biện pháp
    quán triệt các vấn đề về công tác XHHGD phù hợp với đặc điểm, điều kiện
    cụ thể của nhà trường và định hướng phát triển của ngành thì chất lượng, hiệu
    quả giáo dục của trường ở cả 3 cấp học sẽ được nâng cao.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1 Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về XHHGD và
    XHHGD ở trường phổ thông.
    6.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trong việc thực hiện
    công tác XHHGD ở trường phổ thông đa cấp Văn Lang.
    6.3 Đề xuất biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trường Phổ
    thông đa cấp Văn Lang trong giai đoạn mới.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên
    cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau:
    7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Tham khảo sách, tài liệu, các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà
    nước, địa phương và của ngành, các thông tin có liên quan đến công tác
    XHHGD phổ thông và của trường phổ thông đa cấp Văn Lang.
    7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    - Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu (dùng phiếu hỏi ý kiến).
    - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến GV, HS, các ngành
    quản lý giáo dục thông qua trao đổi trực tiếp).
    - Phương pháp thống kê (căn cứ vào số liệu hàng năm của trường)
    - Phương pháp xử lý các số liệu, tư liệu thu thập được.
    8. Cấu trúc của luận văn
    - Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học, phần kết luận
    và khuyến nghị.
    Phần nội dung khoa học có cấu trúc như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (26 trang)
    Chương 2:Thực trạng quản lý XHHGD của trường đa cấp Văn Lang
    (32 trang)
    Chương 3: Các biện pháp phát triển công tác XHHGD ở trường phổ
    thông đa cấp Văn Lang (36 trang)
    Phần kết luận và khuyến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
    Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Trong lịch sử phát triển giáo dục, yếu tố “xã hội hoá giáo dục” xét về
    mặt bản chất không phải là một vấn đề mới, yếu tố này đã xuất hiện từ những
    năm đầu của thế kỉ XX trong các bài giảng về giáo dục đạo đức và xã hội của
    Emile Duerkheim (1902 - 1903) ở Paris và các giáo trình nghiên cứu của một
    số nhà giáo dục của các nước. Ở Việt Nam, thực chất XHHGD đã có nguồn
    gốc từ lâu đời và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tư tưởng “ Lấy dân
    làm gốc” đã được thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triển của lịch sử dân
    tộc và trở thành bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.
    Từ thời phong kiến các loại trường được mở (trường tư, trường dân
    lập). Việc học hành của con em nhân dân đều do gia đình, làng xóm, cộng
    đồng chăm lo, việc đóng góp phần lớn do lòng dân tự nguyện.
    Dưới thời thực dân Pháp thống trị, bên cạnh dòng giáo dục của Nhà
    nước không được phát triển thì dòng giáo dục phi chính thống nảy nở trong
    sự chăm lo của nhân dân, của các nhà nho yêu nước như: Nguyễn Đình
    Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp,
    Huỳnh Thúc Kháng .
    Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quan điểm: “ Sự nghiệp
    giáo dục là của toàn dân, do dân và vì dân” đã thể hiện qua các chặng đường
    lịch sử vẻ vang của dân tộc và được minh chứng ngày càng rõ nét trong giai
    đoạn đất nước đang hội nhập và phát triển.
    Thật vậy, ngay sau khi cách mạng Tháng 8 thành công một trong những
    nhiệm vụ cấp bách của Đảng và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà: “Toàn
    dân diệt giặc dốt”, nâng cao dân trí và xây dựng nền giáo dục của dân, do dân
    & vì dân. Ở thời điểm đó có hơn 95% người dân Việt Nam mù chữ. Chủ tịch
    Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ và phát động chiến
    dịch chống nạn mù chữ trong toàn dân. Từ đó giáo dục Việt Nam đã có sự phát
    triển vượt bậc; trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng lên nhanh chóng,
    nền giáo dục đảm bảo phục vụ cho mọi người dân. Giáo dục nhà trường, giáo
    dục gia đình, giáo dục xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau.
    Bài học thành công là biết huy động sức mạnh của toàn dân tộc, ý
    Đảng lòng dân gặp gỡ hội tụ ở nền tảng truyền thống hiếu học đã tạo nên sức
    mạnh vượt qua mọi thử thách để “Ai cũng được học hành”. Đảng ta đã biết
    khơi dậy sức mạnh của nhân dân, quan tâm chăm lo, phát triển sự nghiệp
    giáo dục ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất.
    Đặc biệt sau 20 năm đổi mới, với đường lối đúng đắn của Đảng, đất
    nước bắt đầu chuyển mình bước sang thời kì đổi mới tư duy trên tất cả các
    lĩnh vực đời sống, kinh tế - chính trị, văn hoá xã hội trong đó có giáo dục.
    Chủ trương XHHSNGD được đặt ra từ Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị
    quyết TW 2 khóa VIII. Đặc biệt đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã
    chỉ rõ: GD&ĐT phải thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa”,
    Nghị quyết TW 6 của Đại hội đã khẳng định: “đẩy mạnh XHHGD là sự
    nghiệp của toàn dân, là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo
    dục” [17, Tr.100].
    Chủ trương XHHSNGD của Đảng được thể chế hóa vào Hiến pháp
    1992 tại Điều 35: “ Phát triển các hình thức quốc lập, dân lập và các hình
    thức giáo dục khác” [26, Tr.101]. Điều 12 Luật giáo dục 2005 (sửa đổi)
    khẳng định: “XHH sự nghiệp giáo dục để thực hiện đa dạng hóa các loại
    hình trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều
    kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục” [27,
    Tr.101]. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về
    “phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”.
    Ngày 18/4/2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy
    mạnh XHH các hoạt động GD, văn hóa, y tế, TDTT. Tiếp đó ngày 24/6/2005

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chỉ thị số 40/CP-TW về
    việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí, Hà Nội.
    2. Bộ GD&ĐT, Đề án phát triển XHH các hoạt động giáo dục và đào tạo
    đến năm 2010, Hà Nội, tháng 9 năm 2004.
    3. Bộ GD&ĐT, Hệ thống giáo dục và luật giáo dục một số nước trên thế
    giới, NXB Giáo dục, 2005.
    4. Bộ GD&ĐT, Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện nghị quyết TW2
    (khóa VIII) và nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, NXB Giáo dục, năm 20002.
    5. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 6
    năm 2005 về việc phê duyệt “Đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo
    dục giai đoạn 2005 - 2010”.
    6. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 về
    việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động các trường ngoài công lập.
    7. Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo
    hình thức kiên kết Việt Nam - Singappore, Hà Nội, 6/2009.
    8. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng, Giáo dục Việt Nam, hướng tới
    tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2004.
    9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 90/CP ngày
    21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa giáo dục đối với các
    hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế.
    10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 05/2005/NQCP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa,
    y tế và thể dục thể thao.
    11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP
    ngày 19/8/1999 chính sách khuyến khích xã hội hóa với các hoạt động trong
    lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế và thể dục thể thao.
    12. Công ty cổ phần sách và TBTH Quảng Ninh, NQ số 01/2006 NQ -ĐU ngày 16/7/2006, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty CP Sách và TB
    trường học Quảng Ninh.
    13. Công ty cổ phần sách và TBTH Quảng Ninh, NQ số 08/2008 NQ -ĐU, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ CTCP Sách và TB trường học Quảng Ninh.
    14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991.
    15. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
    VII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
    16. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH Trung
    ương Đảng khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
    17. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 - BCH TW
    Đảng khóa IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
    18. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
    thứ X, Hà Nội, 2006.
    19. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
    IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    20. Đặng Xuân Hải, XHH công tác giáo dục và phát huy cộng đồng tham
    gia xây dựng sự nghiệp GD-ĐT, trường Cán bộ quản lý GD-ĐT TW, Hà Nội.
    21. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB
    Giáo dục, Hà Nội, 1997.
    22. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ
    XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
    23. Lê Ngọc Hùng, XHH Giáo dục, NXB Lí luận chính trị, Hà Nội 2006.
    24. Vương Thanh Hương, kinh nghiệm thế giới trong việc XHH giáo dục.
    25. Trần Kiểm, Dân chủ về giáo dục - cơ sở XHH giáo dục, tạp chí thông
    tin khoa học giáo dục số 93/2002.
    26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến Pháp 1992, Hà Nội,1992
    27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục NXB chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2005.
    28. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục và nghị định,
    Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, NXB Lao động - Xã hội, 2006.
    29. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 3334/2005/QĐ-UBND ngày
    30/8/2005 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số
    05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo
    dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
    30.UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2824/2006/QĐ -UBND. Ngày
    21/9/2006 về việc ban hành một số cơ chế chính sách thực hiện XHH các
    hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
    31. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 3690/2007/QĐ-UBND. Ngày
    20/8/2007 về việc thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách thực hiện XHH
    các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
    32. Viện khoa học giáo dục, XHH giáo dục, NXB ĐHQGHN, 2001.
    33. Viện khoa học giáo dục, XHH công tác giáo dục - Nhận thức và hành
    động, Hà Nội, 1999.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...