Luận Văn Các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Tình

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ án hình sự và hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn luôn luôn gắn liền với những hạn chế quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm thân thể, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
    Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình".
    Quy định này của Hiến pháp đảm bảo công dân không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện.
    Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở nước ta nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây cho thấy, các biện pháp này, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng khá phổ biến trong các vụ án hình sự. Việc áp dụng chúng trong nhiều trường hợp đã ngăn chặn kịp thời hoạt động phạm tội, chặn đứng hành vi trèn tránh pháp luật của bị can, bị cáo hoặc đảm bảo cho việc thi hành án đạt kết quả. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trái pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, gây dư luận xấu trong nhân dân.
    Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, nhưng chủ yếu do những quy định của pháp luật tố tụng hình sự còn sơ hở, thiếu chặt chẽ, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất áp dụng pháp luật; trình độ của mét số điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm biện pháp ngăn chặn, khái niệm biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm . Trong khi đó xung quanh những vấn đề lý luận này, cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Tình", là vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Chế định các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự đã được nhiều nhà tố tụng hình sự học trong nước quan tâm nghiên cứu. TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình "Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1995), thạc sĩ Phạm Thanh Bình và TS. Nguyễn Vạn Nguyên có công trình "Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam . đúng pháp luật" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); thạc sĩ Nguyễn Mai Bộ có công trình "Những biện pháp ngăn chặn trong tè tông hình sự" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) .
    Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả nói trên chỉ mới đề cập đến những vấn đề lý luận chung về các biện pháp ngăn chặn hoặc phân tích các quy định của pháp luật thực định về các biện pháp đó. Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở các địa phương nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.
    Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Các biện pháp ngăn chặn trong luật tè tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Tĩnh" là mang tính cấp thiết và phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương trong tình hình hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của khóa luận
    a) Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận về các biện pháp ngăn chặn, đánh giá đúng thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở tỉnh Hà Tĩnh, xác định đúng nguyên nhân của những thiếu sót trong việc áp dụng và trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sù.
    b) Nhiệm vụ của khóa luận
    Để đạt được mục đích trên, tác giả của khóa luận đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các biện pháp ngăn chặn.
    - Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn.
    - Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại tỉnh Hà Tĩnh; làm rõ mặt được, mặt chưa được, xác định sơ hở, thiếu sót, nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn này.
    c) Đối tượng nghiên cứu của khóa luận
    Khóa luận nghiên cứu những vấn đề lý luận về các biện pháp ngăn chặn, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng các biện pháp này tại tỉnh Hà Tĩnh.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của khóa luận
    Cơ sở lý luận của khóa luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật.
    Khóa luận được thực hiện trên cơ sở quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước về các biện pháp ngăn chặn.
    Cơ sở thực tiễn của khóa luận các báo cáo chuyên đề về các biện pháp ngăn chặn của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tỉnh Hà Tĩnh, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao .
    Dùa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận đặc biệt coi trong các phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, tổng hợp, so sánh, dự báo, kết hợp với phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...