Thạc Sĩ Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở Đại học Thái nguyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1. Lý do chọn đề tài


    MỞ ĐẦU



    Trong thời đại ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều nhận rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển con người - nguồn nhân lực của xã hội - động lực của mọi sự phát triển. Con người với trí tuệ của mình đã trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố làm gia tăng của cải xã hội, sự giàu sang và thịnh vượng.
    Ở Việt Nam, Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" .[9.Tr 108, 109].
    Sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mặc dù vậy, bên cạnh đó giáo dục còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đề ra. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: "Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém chậm khắc phục", "Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém ." [10, Tr 170, 171].
    Một trong những nhân tố góp phần làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

    Thanh tra giáo dục là một khâu quan trọng trong công tác quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo. Nó giúp các cơ quan quản lí kiểm tra sự đúng đắn vai trò của mình, đồng thời kiểm tra việc chấp hành của các cơ quan thuộc quyền nhằm tìm ra những biện pháp chỉ đạo và quản lí tốt nhất. Nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước về giáo dục - đào tạo đã coi đổi mới công tác quản lí là yêu cầu trước tiên của đổi mới giáo dục, trong đó thanh tra giáo dục là một khâu hết sức quan trọng.
    Với sự phân cấp mạnh của nhà nước cho các cơ sở đào tạo, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học thì thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý giáo dục. Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra trong các trường đại học là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo các trường thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục.
    Ở Đại học Thái Nguyên (ĐHTN), công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục từ năm 2006 đến nay đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, đẩy mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đổi mới công tác quản lý giáo dục. Đó là việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực họat động của giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm qui chế. Tuy nhiên hoạt động này vẫn còn tồn tại một số bất cập chưa đạt được kết quả như mong muốn, trong đó có nguyên nhân cơ bản là chưa thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động thanh tra giáo dục. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục ở ĐHTN tôi chọn đề tài :"Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở Đại học Thái nguyên".
    2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở ĐHTN.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

    - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động thanh tra chuyên môn và công tác quản lý thanh tra chuyên môn ở ĐHTN
    - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả thanh tra chuyên môn ở ĐHTN.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    - Nghiên cứu lý thuyết: Một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, thanh tra, thanh tra giáo dục, thanh tra chuyên môn.
    - Phân tích thực trạng công tác quản lý thanh tra chuyên môn ở

    ĐHTN hiện nay, hiệu quả của nó và những tồn tại, hạn chế.

    - Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên môn ở ĐHTN.
    5. Phạm vị nghiên cứu: Hoạt động thanh tra chuyên môn của các trường và đơn vị trực thuộc ĐHTN bao gồm rất nhiều nội dung và đa dạng, trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở 5 trường đại học thành viên thuộc ĐHTN từ năm 2006 đến nay.
    6. Phương pháp nghiên cứu:

    - Nghiên cứu lý thuyết:

    + Nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý, các Văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản pháp qui về thanh tra giáo dục, các tài liệu khoa học, bài báo khoa học và những kết quả đạt được của công tác thanh tra giáo
    dục.

    + Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thanh tra giáo dục ở ĐHTN.
    - Nghiên cứu thực tiễn:

    + Điều tra bằng phiếu hỏi theo các tiêu chí có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    + Tổng kết kinh nghiệm thanh tra giáo dục ở ĐHTN và các đơn vị trực thuộc.
    + Lấy ý kiến chuyên gia và giảng viên về tính khả thi của đề tài.


    7. Đóng góp mới của đề tài

    Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thành viên thuộc ĐHTN và đề ra biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra chuyên môn ở ĐHTN.
    8. Cấu trúc nội dung luận văn

    Phần nội dung gồm 3 chương

    CHưƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC.
    CHưƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT

    ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC

    THÀNH VIÊN THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY.

    CHưƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.



    MỤC LỤC


    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 1

    Danh mục bảng và hình 2

    MỞ ĐẦU 3


    1. Lý do chọn đề tài 3

    2. Mục đích nghiên cứu 4

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5

    5. Phạm vi nghiên cứu. 5

    6. Phương pháp nghiên cứu 5

    7. Đóng góp mới của đề tài 6

    8. Cấu trúc nội dung luận văn 6

    CHưƠNG I
    CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA 7
    TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC


    1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. 7

    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. 9

    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục. 9

    1.2.1.1. Quản lý. 9

    1.2.1.2. Quản lý giáo dục 12

    1.2.1.3. Quản lý nhà trường 14

    1.2.2. Một số khái niệm cơ bản về thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo 15
    dục

    1.2.2.1. Thanh tra, kiểm tra 15

    1.2.2.2.Thanh tra giáo dục 19

    1.2.2.3. Thanh tra chuyên môn. 20

    1.2.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động thanh tra chuyên môn 20

    1.2.3. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giáo dục. 20

    1.2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước 20
    1.2.3.2. Quản lý nhà nước về giáo dục. 22
    1.2.3.3. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về giáo dục 23
    1.2.3.4. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về giáo dục 24
    1.2.3.5. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý giáo dục. 25
    1.3. Cơ sở pháp lý 29
    1.2.1. Luật Thanh tra năm 2004 29
    1.2.2. Luật Giáo dục năm 2005 29
    1.2.3. Nghị định 41/2005NĐ-CP ngày 18/8/1006 của Chính phủ về qui 29
    định chi tiết luật Thanh tra.

    1.2.4. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ 30
    chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

    1.2.5. Quyết định số 14/2006/QĐBGDĐT ngày 24/5/2006 của Bộ trưởng 30
    Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui định tổ chức và hoạt động thanh tra
    trpng các cơ sở giáo dục, trường trung cấp chuyên nghiệp.

    1.2.6. Quyết định số 3647/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2007 của Bộ GD&ĐT 30
    về việc phê duyệt qui chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên.

    CHưƠNG II
    THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG GIẢNG 31
    DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRưỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN
    THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.


    2.1.Những nét khái quát chung về Đại học Thái Nguyên 31

    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 31

    2.1.2. Mô hình tổ chức của Đại học Thái Nguyên 31

    2.1.3. Qui mô đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái 32
    Nguyên.

    2.2. Công tác thanh tra giáo dục và quản lý thanh tra giáo dục ở Đại học 36
    Thái Nguyên hiện nay.

    2.2.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự 36

    2.2.2. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra 39

    2.2.3. Hệ thống các văn bản qui định về công tác thanh tra 40

    2.2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về công tác TTGD. 40


    2.3. Thực trạng công tác quản lý thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng 41
    viên ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên hiện
    nay.

    2.3.1. Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 41

    2.3.2. Thực trạng nhận thức chung về công tác thanh tra hoạt động giảng 45
    dạy của giảng viên

    2.3.3. Thực trạng hoạt động thanh tra và công tác quản lý thanh tra hoạt 49
    động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học
    Thái Nguyên hiện nay.

    2.3.3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ thanh tra 49

    2.3.3.2. Mức độ thực hiện các nội dung thanh tra hoạt động giảng dạy của 50
    giảng viên.

    2.3.3.3. Thực trạng các hình thức thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng 53
    viên

    2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thanh tra hoạt động giảng dạy của 55
    giảng viên ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.

    2.5. Kết luận chương II 57

    CHưƠNG III
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC 60
    THANH TRA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI
    HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY.


    3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp 60

    3.1.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật 60

    3.1.2. Nguyên tắc coi trọng công tác chính trị, tư tưởng 60

    3.1.3. Nguyên tắc công khai, dân chủ 60

    3.1.4. Nguyên tắc hiệu quả cao 61

    3.1.5. Nguyên tắc tính giáo dục 61

    3.2. Những biện pháp cụ thể 61

    3.2.1. Biện pháp 1 : Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ thanh 61
    tra và đội ngũ giảng viên về thanh tra giáo dục.

    3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật 64
    và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra


    3.2.3. Biện pháp 3:Tham mưu với Đại học Thái Nguyên để ra những văn 69
    bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra hoạt động giảng dạy phù hợp với điều
    kiện thực tiễn của các trường; xây dựng bộ phiếu đánh giá giảng viên làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động thanh tra giảng dạy.

    3.2.4. Biện pháp 4: Đảm bảo tốt công tác thống kê, thông tin về thanh tra 72
    hoạt động giảng dạy, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác
    thanh tra.

    3.2.5. Biện pháp 5: Đại học Thái nguyên thường xuyên kiểm tra, đánh giá 74
    công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với các trường Đại
    học thành viên.

    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 77

    3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 77

    3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm 78

    3.1.2. Kết quả khảo nghiệm 78

    3.5. Kết luận chương III 84

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

    PHỤ LỤC 92

    Phụ lục 1 92

    Phụ lục 2 93
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...