Chuyên Đề Các biện pháp marketing giúp Aon bảo vệ vị thế dẫn đầu thị trường trong giai đoạn từ nay tới 2015

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Các biện pháp marketing giúp Aon bảo vệ vị thế dẫn đầu thị trường trong giai đoạn từ nay tới 2015​Lời Mở Đầu


    Khi nhắc đến ngành kinh doanh Bảo hiểm thì chắc hẳn tất cả chúng ta đều có thể hiểu một cách khái quát đó là một ngành kinh doanh mà trong đó người được bảo hiểm cam đoan sẽ trả một khoản phí bảo hiểm với mong muốn trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản tiền đền bù các tổn thất từ một bên khác và trong đó người nhận phí bảo hiểm và đưa một lời hứa sẽ bồi thường cho những rủi ro mà người bảo hiểm chịu phải.


    Nghe về Bảo hiểm có vẻ rất đơn giản và công việc của nhà cung cấp Bảo Hiểm chỉ là nhận tiền và đưa ra một lời hứa sẽ bồi thường cho những rủi ro sẽ xảy ra với người trả phí. Tuy nhiên, thực tế nó không phải đơn giản như vậy.
    Đầu tiên chúng ta hãy đặt một câu hỏi: sản phẩm mà nhà cung cấp bảo hiểm bán là gi?


    Câu trả lời rất đơn giản đó là “lời hứa”, khi nghe thấy từ lời hứa thì hẳn chúng ta phải băn khoăn về tính trung thực và sự chính xác trong lời hứa đấy. Và trên thực tế, đã có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh lời hứa này. Khi một người bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để được bảo hiểm sự rủi ro mà mình sẽ gặp phải, thì khi họ gặp phải một trục trặc nào đó, họ nhất định sẽ tìm tới công ty bảo hiểm để yêu cầu được đáp ứng lời hứa mà họ đã mua nhưng rồi lại không được đền đáp xứng đáng, từ đó xảy ra những cuộc kiện tụng do những người mua bảo hiểm không hiểu được rõ quyền lợi của mình được nhận từ cam kết của nhà cung cấp.Điểu này sở dĩ xảy ra do hai nguyên nhân chính:


    Một là,nhà cung cấp bảo hiểm đã cố tình làm sai, họ làm cho khách hàng của mình cảm thấy quyền lợi của mình khi mua bảo hiểm là rất lớn để tăng tính thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm nhưng trên thực tế thì quyền lợi ấy lại không lớn đến như vậy.


    Hai là, có thể do chính bản thân khách hàng đã hiểu nhầm,hoặc tự mắc định quyền lợi của mình khi mua sản phẩm của nhà cung cấp bảo hiểm. Từ đó dẫn đến những tranh cãi.


    Vậy chúng ta phải đặt ra câu hỏi thứ hai, thế thì trong cuộc tranh cãi ấy ai sẽ là người giành chiến thắng:
    Trong cuộc chiến ấy có 3 bên là: người cung cấp bảo hiểm, người mua bảo hiểm và bên thứ ba là nhà cố vấn pháp luật bảo hiểm, tòa án bảo hiểm Chúng ta dễ nhận ra rằng, trong cuộc tranh cãi ấy người có lợi thế hơn cả chính là nhà cung cấp bảo hiểm vì họ và những nhà cố vấn luật bảo hiểm là những người hiểu rõ hơn về luật so với người mua bảo hiểm nên họ có thể dễ dàng thông đồng cũng như lách luật để lừa người bảo hiểm và rõ ràng đây là một cuộc chiến không cân sức. Trước tình hình như vậy, tạo ra một nhu cầu lớn trên thị trường bảo hiểm đó chính là một tổ chức đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho những người mua bảo hiểm từ đó xuất hiện” nhà môi giới” bảo hiểm. Họ là những người hiểu biết một cách sâu sắc về luật bảo hiểm và đại diện cho những người mua bảo hiểm, họ cũng phải là những người có khả năng, sức mạnh thực sự để thay mặt cho người mua bảo hiểm tranh cãi với với nhà cung cấp bảo hiểm để giành được quyền lợi chính đáng cho người mua bảo hiểm.
    Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế 2009-2010. Rất nhiều ngành kinh tế đã có những sự giảm sút nghiêm trọng về doanh thu thậm chí dẫn đến phá sản thì đây lại là một cơ hội lớn đối với ngành kinh doanh bảo hiểm. Do tính rủi ro trong thời kì này là rất cao nên nhiều doanh nghiệp đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu và mua bảo hiểm được coi là một giải pháp hợp lí. Do vậy thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể. Kèm theo đó, thị trường môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm đang phát triển rất sôi nổi. Tính cạnh tranh trong ngành ngày càng cao và hứa hẹn đây sẽ là một ngành kinh doanh rất phát triển trong tương lai. Với đặc thù là ngành kinh doanh dịch vụ nên những nhà kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải có những chiến lược marketing – mix phù hợp nhằm đảm bảo doanh số cũng như thị phần của mình trên thị trường.


    Aon là nhà môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng đầu tại thị trường Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Trong giai đoạn mới này, đứng trước tình hình kinh tế xã hội và thị trường đầy rẫy những cơ hội và rủi ro, một vấn đề quan trọng đặt ra với Aon là phải thiết lập được một chiến lược Marketing để có thể duy trì, bảo vệ thị phần của mình trên thị trường cũng như phát triển trong tương lai.


    Từ việc nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh nghiệp Aon giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn về môn học từ lý thuyết hoàn toàn mới mẻ đến thực tiễn đầy sôi động của công tác Marketing.
    Xuất phát từ nhận thức trên, sau thời gian thực tập tốt nghiệp, với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Aon đã thôi thúc tôi viết về đề tài: “Các biện pháp marketing giúp Aon bảo vệ vị thế dẫn đầu thị trường trong giai đoạn từ nay tới 2015”.


    Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở lý luận và nhận thức về chuyên ngành Marketing, cùng với phương pháp nghiên cứu tiếp cận khoa học, tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh cũng như chiến lược Marketing – mix ở công ty, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra những giải pháp Marketing để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    Phạm vi nghiên cứu: do giới hạn về năng lực và thời gian của sinh viên, tôi không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm mà chỉ tập trung nghiên cứu những hoạt động Marketing tại công ty Aon trên cơ sở tiếp cận hai môn học chuyên ngành là: “Quản trị Marketing” và “Marketing dịch vụ”.
    Phương pháp nghiên cứu: với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê phân tích tổng hợp và vận dụng những hiểu biết thông qua khảo sát thực tế tại công ty Aon.


    Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập được kết cầu gồm 3 chương:
    Chương I" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Việt Nam
    [B]Chương II[/B]:Thực trạng hoạt động Marketing của Aon Việt Nam để bảo vệ vị trí dẫn dầu
    [B]Chương III:[/B]Xây dựng chiến lược Marketing nhằm bảo vệ vị trí dẫn đầu

    Vì điều kiện và trình độ, khả năng còn hạn chế bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Em chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của cô giáo, Ths. Nguyễn Thu Lan và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của Công ty Aon đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập này.


    [B]MỤC LỤC

    [/B]
    [B]LỜI MỞ ĐẦU[/B] 1


    [B]CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM[/B] 5
    1.PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ XU HƯỚNG TRONG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 5
    1.1.Nhu cầu trong giai đoạn 2006-2008: 5
    1.2.Nhu cầu trong giai đoạn 2008-2009: 6
    2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM 6
    2.1. Yếu tố chính trị: 6
    2.2. Yếu tố kinh tế: 7
    2.3. Yếu tố Xã Hội: 8
    2.4. Yếu tố thu nhập: 8
    2.5. Phân tích xu hướng nhu cầu thị trường trong tương lai: 8
    3. VỊ THẾ CỦA AON VÀ PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 9
    3.1. Aon với vị thế dẫn đầu thị trường: 9
    3.1.1. Sơ lược về Aon: 9
    3.1.1.1. Aon toàn cầu: 9
    3.1.1.2. Sơ đồ mô hình doanh nghiệp Aon 10
    3.1.1.3. Aon Việt Nam 10
    3.1.2. Thị phần của Aon trên thị trường Việt Nam: 11
    3.1.2.1. Thị phần của Aon trên thị trường môi giới tái bảo hiểm 11
    3.1.2.2. Thị phần của Aon trên thị trường môi giới bảo hiểm bán lẻ: 12
    3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của Aon: 13
    3.1.3. Qui trình dịch vụ cung cấp bởi Aon: 15
    3.1.3. Đánh giá của khách hàng về Aon: 17
    3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh: 18
    3.2.1. Sức ép từ đối thủ cạnh tranh: 18
    3.2.2.Nhận diện đối thủ cạnh tranh: 18
    3.2.3. Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh.: 19
    3.3.Đánh giá của khách hàng về đối thủ: 21


    [B]CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA AON VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ VỊ TRÍ DẪN ĐẦU[/B] 23
    1.THỰC TRẠNG KINH DOANH HIỆN TẠI 23
    1.1. Tỉ lệ doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh: 23
    1.2.Mức độ tăng trưởng về doanh thu của các thị trường kinh doanh: 24
    2. CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐANG ÁP DỤNG 26
    2.1. Khách hàng mục tiêu: 26
    2.2. Chiến lược định vị: 27
    2.3. Xúc tiến hỗn hợp: 27
    2.3.1. Sản phẩm: 27
    2.3.2. Giá: 27
    2.3.3. Phân phối: 28
    2.3.4. Xúc tiến: 28
    2.3.5. Đối tác: 28
    2.3.6. Con người: 29
    2.3.7. Chính sách: 29
    3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MARKETING 29
    3.1. So sánh dịch vụ điển hình của Aon và đối thủ cạnh tranh Marsh: 29
    3.2. Mức độ phù hợp của Chiến lược Marketing cũ với giai đoạn mới: 31
    3.3. Mức độ đe dọa của đối thủ: 32
    3.4. Điểm mạnh, yếu của Aon: 33
    3.4.1. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Aon. 33
    3.4.2. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ của Aon: 34


    [B]CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING NHẰM BẢO VỆ VỊ TRÍ DẪN ĐẦU[/B] . 36
    1. TƯ TƯỞNG CHIẾN LƯỢC CHUNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 36
    1.1. Chiến lược cho thị trường môi giới bảo hiểm bán lẻ: 36
    1.1.1 Chiến lược tấn công phủ đầu: 36
    1.1.1.1 Đoạn thị trường Đối thủ muốn nhắm vào 37
    1.1.1.2 Đoạn thị trường đối thủ sẽ ít tập trung. 37
    1.1.2. Chiến lược phòng thủ sườn: 38
    1.2. Thị trường môi giới tái bảo hiểm: 39
    2. CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO TỪNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỤ THỂ 40
    2.1. Dịch vụ Tai nạn và sức khỏe: 40
    2.1.1 Aon Care: 41
    2.1.2 Aon Premier Care: 42
    2.2. Các loại dịch vụ bảo hiểm bán lẻ về tài sản: 44
    2.2.1. Dịch vụ bảo hiểm ô tô, xe máy: 44
    2.2.2. Dịch vụ tái bảo hiểm: 45


    [B]KẾT LUẬN[/B] 49
     
Đang tải...