Chuyên Đề Các biện pháp huy động tiền gửi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn mạnh và tạo dựng được uy tín với khách hàng cũng như đóng góp cho sự nghiệp phát triển hệ thống tài chính nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Đứng trước nhu cầu phát triển và hiện đại hóa, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang đối mặt với vấn đề là làm thế nào tăng vốn cho hoạt động, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng từ 70% - 80%. Song, đặc thù của ngân hàng thương mại Việt Nam là nhiều về số lượng, nhưng nhỏ về quy mô. Ngoại trừ các ngân hàng thương mại quốc doanh, hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đều thuộc loại quy mô nhỏ. Quy mô lớn nhất như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vốn cũng chỉ ở mức 4500 tỷ đồng, tương đương với 300 triệu USD, một quy mô quá nhỏ so với ngân hàng nước ngoài. Với mức vốn nhỏ như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh đối với các dự án lớn. Ngoài ra, quy mô nhỏ khiến cho ngân hàng thương mại Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về vốn theo quy định của tiêu chuẩn Basel và có tỷ lệ đảm bảo an toàn thấp. Đứng trước tình hình như vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam rất quan tâm đến việc tăng vốn, đặc biệt từ nguồn tiền gửi. Vậy đâu là biện pháp hiệu quả nhất giúp các ngân hàng Việt Nam tăng lượng tiền gửi? Để giải đáp thắc mắc trên, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Các biện pháp huy động tiền gửi” nhằm giúp khái quát hóa một số biện pháp huy động mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang sử dụng khá phổ biến hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...