Luận Văn Các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính tất yếu của đề án:

    Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng trở nên tốt đẹp, đánh dấu bằng những chuyến thăm chính thức lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm chính thức Nhật Bản của thủ tướng Việt Nam vào tháng 4 và tháng 12 năm 2003 đã nâng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài”. Chuyến thăm này cũng là cơ sở để hình thành Sáng kiến chung Việt - Nhật, trong đó có Kế hoạch hành động gầm 44 hạng mục với những cam kết cụ thể của hai Chính Phủ về những biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Được thực hiện thông qua việc rà soát, hoàn thiện các quy định về đầu tư, cải thiện các thể chế liên quan đến đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng. Đến tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm chính thức Nhật Bản. Thủ tưóng hai nước đã ký Tuyên bố chung Việt - Nhật, nâng tầm quan hệ hai nước hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á, cả hai thủ tướng đều nhất trí phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015.
    Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là một thị trường lớn với dân số vào khoảng 128 triệu, có sức tiêu thụ rất lớn. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454 tỷ USD và năm 2007 là 621 tỷ USD trong đó nông thuỷ sản, thực phẩm chiếm 51 tỷ USD ( 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ). Vào năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,608 tỷ USD và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Từ số liệu nêu trên có thể thấy Việt Nam mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ tại thị trường Nhật Bản ( 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ). Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%, Malaixia 2,8%. Từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường Nhật Bản một cách sâu sắc hơn và đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa giá trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
    Các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đó là nông thuỷ sản, đồ gỗ, hàng dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ. Trong đó thì nông sản đóng một vai trò rất quan trọng. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng đang tạo đựơc uy tín và vị trí tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu về vấn đề này rõ ràng hơn.
    2. Mục đích:
    - Làm rõ xu hướng và đặc điểm nhập khẩu nông sản của Nhật Bản trên các phương diện: nhu cầu, thị hiếu của thị trường, những rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản.
    - Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
    - Đề xuất những giải pháp nhằm giúp hàng nông sản của Việt Nam có thể thích nghi với các rào cản của thị trường Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng: Nghiên cứu về các biện pháp hạn chế xuất khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng của Nhật Bản cùng với những giải pháp nhằm giúp cho hàng nông sản Việt Nam có thể thích ứng với những rào cản đó.
    Phạm vi: Giới hạn về mặt nội dung nghiên cứu là mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với các sản phẩm chính là cà phê, cao su và rau quả.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    So sánh, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê, báo cáo thực tiễn.
    5. Kết cấu đề án:
    Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương :
    Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng.
    Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...