Luận Văn Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng

    Lời nói đầu 1


    Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 3


    1.1 Khái niệm tín dụng và hợp đồng tín dụng 3


    1.1.1 Khái niệm tín dụng . 3


    1.1.2 Khái niệm hợp đồng tín dụng . 4


    1.2 Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng . 8


    1.2.1 Khái niệm chung về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản . 8


    1.2.1.1 Cầm cố tài sản 9


    1.2.1.2 Thế chấp tài sản . 11


    1.2.1.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba . 12


    1.2.1.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (hay bảo đảm bằng tài sản


    hình thành trong tương lai) . 14


    1.2.2 Đặc điểm của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản . 15


    1.3 Vai trò của các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín


    dụng ngân hàng . 17


    Chương 2: Quy chế pháp lí về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng . 20


    2.1 Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản . 20


    2.2 Chủ thể của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản . 23


    2.2.1 Điều kiện tư cách chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài


    sản 24


    2.2.1.1 Bên bảo đảm 24


    2.2.1.2 Bên nhận bảo đảm . 29


    2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong họp đồng bảo đảm tiền vay bằng


    tài sản 30


    2.2.2.1 Nghĩa vụ và quyền của các bên trong hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp 30

    2.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh 34


    2.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm bằng tài sản


    hình thành từ vốn vay . 37


    2.3 Tài sản bảo đảm tiền vay trong hợp đồng bảo đảm tiền vay 40


    2.3.1 Tài sản bảo đảm là bất động sản . 40


    2.3.2 Tài sản bảo đảm là động sản . 43


    2.3.3 Tài sản bảo đảm là quyền tài sản 44


    2.3.4 Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai . 44


    2.4 Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay . 46


    2.5 Xử lí tài sản bảo đảm tiền vay . 47


    Chương 3: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng và một số định hướng hoàn thiện 49


    3.1 Nhận xét về pháp luật điều chỉnh các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài


    sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng . 49


    3.2 Một số bất cập của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và định hướng hoàn thiện 50


    3.2.1 Bất cập về công chứng chứng thực hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và đề xuất hoàn thiện 50


    3.2.2 Thực tiễn cơ chế bảo đảm tiền vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ


    và giải pháp khắc phục 55


    3.2.3 Bất cập về cầm cố tài sản là sổ tiết kiệm và đề xuất hoàn thiện 56


    3.2.4 Bất cập về xác định giá tài sản bảo đảm và định hướng hoàn thiện .57


    3.2.5 Bất cập về xử lí tài sản bảo đảm tiền vay và định hướng hoàn thiện .59


    Kết luận . 62


    Danh mục tài liệu tham khảo


    Phụ lục

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, lĩnh vực ngân hàng được coi là ngành dịch vụ đầy tìm năng và nhiều triển vọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng cho vay được đẩy mạnh. Do đó, bên cạnh các hợp đồng tín dụng luôn tồn tại các biện pháp bảo đảm tiền vay (bằng tài sản hoặc không bằng tài sản). Các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD. Để tạo cơ sở pháp lí cho TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn, pháp luật về bảo đảm tiền vay không ngừng được hoàn thiện qua từng thời kì. Hiện nay, các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản được ghi nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hàng hải, Luật các TCTD, Luật đất đai, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về bảo đảm tiền vay thay thế cho Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002, Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 thay thế cho Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về đăng kí giao dịch bảo đảm.


    Khi nhìn lại quá trình phát triển của các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nhà nước ta đã dành sự quan tâm đáng kể để đổi mới và hoàn thiện các chế định này. Tuy nhiên, pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hiện vẫn còn những bất cập cần tiếp tục hoàn thiện. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có những công trình nghiên cứu mang tính khoa học và toàn diện về lĩnh vực bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Đó sẽ là cơ sở cho nhà nước ta hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, củng cố hành lang pháp lí cho các giao dịch bảo đảm tiền vay của các giao dịch dân sự nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng. Để góp phần vào việc tìm hiểu chế định này, trong khuôn khổ của luận văn này người viết sẽ tìm hiểu về: “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng”


    2. Phạm vỉ nghiên cứu:


    Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng là một khái niệm rộng. Trong luận văn người viết tập trung nghiên cứu các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như: cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Người viết không đi vào nghiên cứu các biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản.


    3.Phương pháp nghiên cứu:


    Người viết đã sử dụng các phương pháp như: phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật viết các quy định liên quan cùng điều chỉnh lĩnh vực mà người viết nghiên cứu, để từ đó thấy được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống.


    4. Cơ cấu của luận văn


    Lời nói đầu.


    Chương I: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.


    Chương này người viết nêu lên khái niệm, đặc điểm, vai trò của các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.


    Chương II: Quy chế pháp lí về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.


    Chương này người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như: về chủ thể, tài sản bảo đảm tiền vay,


    Chương III: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng và một số định hướng hoàn thiện.


    Đây là chương mà người viết trình bày cụ thể thực trạng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và một số điểm bất cập của pháp luật theo quan điểm của người viết. Qua đó, người viết có đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.


    Kết luận.


    “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng ngân hàng” là một lĩnh vực phức tạp. Do đó, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, người viết rất mong sự đóng góp ý kiến từ phía quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn chỉnh hơn. Người viết gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Lê Huỳnh Phương Chinh với những hướng dẫn quý giá để người viết có thể hoàn thành luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...