Luận Văn Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng

    KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1


    LỜI MỞ ĐÀU 2


    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4


    1.1 Khái quát chung về tín dụng, hoạt động tín dụng của các Tổ chức tín dụng .4


    1.1.1 Khái niệm tín dụng 4


    1.1.2 Khái niệm hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng .5


    1.2 Khái niệm và đặc điểm các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản . 6


    1.2.1 Khái niệm .6


    1.2.2 Đặc điểm 9


    1.3 Vai trò của biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng .13


    1.3.1 Bảo đảm tiền vay là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng .13


    1.3.2 Bảo đảm tiền vay kích thích hoạt động cho vay của các TCTD 14


    1.3.3 Bảo đảm tiền vay góp phần hạn chế tranh chấp xảy ra .14


    Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ CÁC BIỆN PHÁP BẢO


    ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤNG 16


    2.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản câm cố của khách hàng vay .16


    2.1.1 Khái niệm và đối tượng cầm cố tài sản 16


    2.1.1.1 Khái niệm .16


    2.1.1.2 Đối tượng của cầm cố tài sản 17


    2.1.2 Chủ thể của hợp đồng cầm cố 22


    2.2 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay 25


    2.2.1 Khái niệm .25


    2.2.2 Chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản 27


    2.2.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp tài sản .29

    2.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .30


    2.3.1 Khái niệm bảo lãnh .30


    2.3.2 Đối tượng của bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và hình thức bảo lãnh 34


    2.3.3 Chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .37


    2.4 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành trong tương lai (hình thành từ vốn vay) .40


    2.4.1 Khái niệm .40


    2.4.2 Phạm vi và điều kiện cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay 43


    2.4.3 Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ vay vốn có bảo đảm bằng


    tài sản hình thành trong tương lai (hình thành từ vốn vay) .45


    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 47


    3.1 Nhận xét về vấn đề hoàn thiện pháp luật bảo đảm tiền vay bằng tài


    sản đối vói hoạt động của các TCTD 47


    3.2 Một số bất cập của pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay bằng tài sản 49


    3.3 Một số kiến nghị, đề xuất 55


    KÉT LUẬN .58


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .59

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.


    Trong quá tình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiến hành những cải cách đầy ấn tượng để cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Mặc dù những cải cách này đã góp phần tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân, sự thiếu vắng các cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng vẫn là trở ngại lớn nhất cho sự tăng trưởng rộng khắp của doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ tìm cách tài trợ cho hoạt động của mình bằng lợi nhuận giữ lại hoặc những nguồn tín dụng phi chính thức mà nguyên nhân của hiện tượng này chính là khuôn khổ pháp lý và thể chế còn yếu.


    Kết quả phân tích kinh tế gợi ý rằng khả năng tiếp cận tín dụng là vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là đối với lợi ích của người nghèo. Dỡ bỏ các hàng rào cản trở một loạt dịch vụ tài chính có thể giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp và giảm thiểu quy mô của khối phi chính thức.


    Một trong những yếu tố quan trọng để các Tổ chức tín dụng quyết định cho khách hàng vay vốn là các tài sản bảo đảm của khách hàng. Điều này nhằm hạn chế những rủi ro cho Tổ chức tín dụng khi khách hàng vay mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, nhận thức được lợi ích kinh tế của việc dùng tài sản để bảo đảm tiền vay, từ giữa những năm 1990 đến nay Chính phủ đã và đang tiến hành những nỗ lực cải cách đáng kể nhằm cải thiện môi trường cho vay tín dụng. Gần đây nhất, Chính phủ đã thông qua Bộ luật Dân sự 2005 và một Nghị định mới về giao dịch bảo đảm vào tháng 12 năm 2006 có hiệu lực hiện hành để đưa khung pháp lý và thể chế hiện nay phù hợp với các nguyên tắc về thực tiễn tốt nhất của quốc tế.


    Trong khi các luật mới đang cải thiện đáng kể môi trường cho vay hiện nay, thì cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn những hạn chế trong hệ thống pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay. Chính vì những lý do trên nên người viết đã quyết định chọn đề tài “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng”


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


    Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận chung cơ bản, các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Trên cơ sở phân tích, người viết đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đồng thời người viết cũng nêu ra các đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.


    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


    Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: tổng hợp, phân tích, so sánh.


    Các lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng đã được tổng hợp, đúc kết sẽ được sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khóa học có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng để làm sâu sắc thêm các luận điểm.


    4.Những đóng góp của luận văn


    Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của bảo đảm tiền vay bằng tài sản như khái niệm, đặc điểm, vai trò, bản chất, chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay bằng tài sản, thực trạng áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng trong các quy định trước đây, thông qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản.


    Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nâng cao hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn xu thế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động của tổ chức tín dụng nói chung.


    Kết cấu của luận văn:


    Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn bản pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương.


    Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng


    Chương 2: Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng


    Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...