Tiểu Luận Các bài toán về chuyển động của kim đồng hồ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Môn Toán với tư cách là một môn học tự nhiên nghiên cứu một số mặt của
    thế giới hiện thực, nó chiếm một thời lượng khá lớn trong quá trình học tập của học sinh. Khả năng giáo dục của môn Toán khá lớn, nó phát triển tư duy lô gíc, hình thành và phát triển các thao tác trí tuệ phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, trừu tượng hóa, khái quát hóa là môn học cần thiết để học tập các môn học khác và đặc biệt nó được áp dụng trong đời sống hàng ngày của con người.
    2. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy – học các dạng “Toán điển hình”:
    dạng toán “ Chuyển động đều” là một dạng toán khó ở trong chương trình môn Toán ở Tiểu học “Chuyển động đều” là dạng toán liên quan đến 3 đại lượng: vận tốc, thời gian và quảng đường.
    Để giải được dạng toán này đòi hỏi học sinh phải huy động tối đa các kiến
    thức toán tổng hợp mà mình đã học nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa.
    3. Xuất phát từ thực trạng dạy và học toán “ Chuyển động đều” ở chương trình
    Tiểu học mà trong đó có dạng chuyển động của hai động tử cùng chiều trên đường thẳng và trên vòng tròn. “Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ” thuộc các bài toán chuyển động trong vòng tròn. Các bài toán thường gây khó khăn cho học sinh bởi việc xác định thời gian và thời điểm, khoảng cách giữa kim giờ và kim phút .
    “ Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ” liên quan đến ba đại
    lượng là một dạng toán khó ở Tiểu học mà loại bài tập này không xuất hiện trong SGK Toán 5 kể cả tài liệu tham khảo nên khi gặp phải dạng bài tập này đa số giáo viên cảm thấy khó. Một số giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho học sinh để các em có thể nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Trong chương trình Violympic giải toán qua mạng Internet do BGD&ĐT tổ chức đến vòng thi thứ 18 thì đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh giải “ Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ”.
    Để góp phần nâng cao năng lực giải toán nói chung, năng lực giải “Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ” nói riêng trong môn Toán ở Tiểu học và góp phần trong việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu trên cơ sở kiến thức chuẩn theo chương trình để hình thành và phát triển những kiến thức nâng cao một cách phù hợp với nhận thức của học sinh. Chúng tôi, những cán bộ quản lý và giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Thạch xin được trao đổi những việc làm đó qua sáng kiến: Quỳnh Thạch xin được trao đổi những việc làm đó qua sáng kiến: Phương pháp dạy học “ Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ ” lớp 5.
    II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Qua tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa, qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về môn Toán lớp 5 của trường Tiểu học Quỳnh Thạch chúng tôi thấy:
    1. Về sách giáo khoa:
    “ Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ ” là một dạng toán thuộc các bài toán “ Hai động tử chuyển động cùng chiều” nhưng chuyển động của kim giờ và kim phút trên mặt đồng hồ không được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa Toán 5 .
    2. Về giáo viên :
    - Chất lượng của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao do được đào tạo cơ bản và chất lượng “đầu vào” được chú ý hơn. Do tác động của xã hội nói chung và yêu cầu của giáo dục ngày nay nói riêng nên đòi hỏi nhà giáo phải vươn lên không ngừng, vì vậy chất lượng của đội ngũ ngày càng được cải thiện rõ nét. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế.
    - Một số giáo viên còn xem nhẹ việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Không
    ít giáo viên trong các nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng còn có suy nghĩ rằng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc của cán bộ quản lý và một vài giáo viên mà quên đi đó là trách nhiệm của tất cả mọi giáo viên, của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai.
    - Vẫn còn không ít giáo viên thiếu sự nghiên cứu, sáng tạo trong hoạt động dạy –
    học, còn hạn chế trong việc tổ chức các phương pháp dạy học mới, thiếu sự linh hoạt trong việc kế thừa kiến thức cũ để dạy kiến thức mới hay “đưa lạ về quen”.
    Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu về môn. Toán thì
    đa số giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh giải dạng này. Các bước giả trong tài liệu tham khảo còn chưa cụ thể, quá dài nên khi giáo viên tham khảo để hướng dẫn học sinh còn gây sự khó hiểu cho các em; một số giáo viên còn không hiểu bản chất của bài toán.
    3. Về thực tế cuộc sống:
    “ Các bài toán chuyển động của hai kim đồng hồ” là những bài toán thực tế mà
    chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày. Những bài toán đó hiện nay vẫn còn xa lạ với nhiều người như:
    Hoa học bài lúc 7 giờ tối. Đến lúc Hoa học xong thì đã 9 giờ. Hỏi trong thời
    gian đó kim phút và kim giờ gặp nhau bao nhiêu lần ?
    Những bài toán như thế nếu biết được phương pháp giải thì không khó nhưng
    quả thực hiện nay còn quá khó đối với học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...