Tài liệu Các bài tập quấn dây rotor động cơ một chiều và động cơ vạn năng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ TÓM TẮT LÝ THUYẾT LIÊN QUAN :
    1/ Định Nghĩa Các Đại Lượng

    * Phân loại dây quấn :
    - Dây quấn xếp : Xếp đơn giản và xếp phức tạp .
    - Dây quấn sóng : Sóng đơn giản và sóng phức tạp .
    - Dây quấn hỗn hợp : Kết hợp giữa xếp đơn giản và sóng phức tạp
    cùng nối lên 1 cổ góp .
    * Phần tử ( bối dây ) :

    * Rãnh thực – rãnh phần tử ( rãnh nguyên tố ) :
    - Rãnh thực Z : là rãnh hiện hữu trên kết cấu của Rotor nhìn thấy
    được .
    - Rãnh phần tử Znt : là rãnh tưởng tượng chỉ chứa 1 cạnh tác dụng trên
    và 1 cạnh tác dụng dưới của 2 bối dây khác nhau .
    Một rãnh thực có thể chứa 1 rãnh hay nhiều rãnh nguyên tố .





    * Các bước dây và bước phiến góp :
    - Bước thứ nhất y1 : là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của bối dây .
    - Bước thứ hai y2 : là khoảng cách giữa cạnh chứa đầu ra của bối
    trước đến cạnh chứa đầu vào của bối kế tiếp .
    - Bước tổng hợp y : là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng cùng chứa
    đầu vào hoặc đầu ra của 2 bối dây kế tiếp nhau .
    - Bước phiến góp yG : là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của 1 phần
    tử nối lên phiến góp .


    2/ Công Thức Tính Toán Các Bước :
    * Dây quấn xếp :





    * m = 1,ta có dây quấn xếp đơn . Dùng dấu (+) → quấn tiến (quấn
    phải)
    * m ≥ 2,ta có dây quấn xếp phức . Dùng dấu (- ) → quấn lùi (quấn trái)
    * Dây quấn sóng :


    * m = 1,ta có dây quấn sóng đơn. Dùng dấu (+)→ quấn tiến (quấn phải)
    * m ≥ 2,ta có dây quấn sóng phức. Dùng dấu (- )→ quấn lùi ( quấn trái)

    3/ Cách lập sơ đồ nối các phần tử :
    ∗ Gọi số thứ tự rãnh nguyên tố chứa cạnh tác dụng trên là lớp trên – cũng
    là số thứ tự phiến góp nối với đầu dây yào lớp trên .
    Gọi số thứ tự rãnh chứa cạnh tác dụng dưới là lớp dưới .
    * Tổng quát ta có :
    - Dây quấn xếp :




    Nếu m = 2 (dây quấn xếp phức ) thì ta có 2 mạch kín .
    - Dây quấn sóng :




    Nếu m = 2 (dây quấn sóng phức ) thì ta có 2 mạch kín .  Chú ý :
     Nếu số thứ tự rãnh tìm được là số 0 , số âm hay số dương có giá trị lớn
    hơn G ( rãnh nguyên tố ) thì ta quy đổi :
     Nếu số thứ tự có giá trị là 0 hay số âm thì : Số quy đổi = số hiện có + G
     Nếu số thứ tự có giá trị dương lớn hơn G thì : Số quy đổi = số hiện có –
    G

    4/ Cách xác định vị trí đầu dây của bối dây nối lên phiến góp :
    * Động cơ 1 chiều :
    - Dây quấn xếp :
     Chọn 1 cuộn dây bất kỳ làm chuẩn rồi tìm trục của nó.
     Chọn phiến góp sát bên trái trục nối với đầu đầu bối dây .
     Chọn phiến góp sát bên phải trục nối với đầu cuối bối dây ( nếu xếp
    tiến ) .
     Các bối dây còn lại đấu tương tự như cuộn chuẩn .
     Nếu dây quấn xếp đôi thì đầu cuối cách đầu đầu 1 phiến góp ( Vd : Đầu
    nối với phiến góp số 1 thì cuối nối phiến góp số 3 ) .
    Vd : Động cơ Z = 12 , G = 12 , 2p = 2 , quấn xếp đơn giản , thực hiện các
    bước như trên ta có sơ đồ sau :



    Sơ đồ vẽ được như sau :


    - Dây quấn sóng :
     Dựng trục của bối dây tự chọn ( cuộn chuẩn ) .
     Từ vị trí phiến góp trùng với trục, ta đếm về phía phải ( yG + 1 ) :2
    phiến
    tại góp ,tại đó ta nối đầu cuối bối dây.
     Tương tự, ta đếm về phía trái trục số lượng phiến góp như trên , tại
    đó ta nối đầu đầu của bối dây . Vd : yG = 13 thì từ trục bối dây ta đếm về phía phải 7 phiến góp , tại đó nối
    đầu cuối bối dây ; cũng từ trục ta đếm về phía trái 7 phiến góp, tại đó ta nối
    đầu đầu bối dây(xem sơ đồ dưới đây )


    Sơ đồ dây quấn sóng đơn giản động cơ điện 1 chiều
    Z = 12 , G = 12 , 2p =2 .

    * Động cơ vạn năng :  Z , Znt : rãnh thực, rãnh nguyên tố
    - Để phân biệt với đ/c DC ta ký hiệu :  K : phiến góp .
     yC : bước phiến góp .
    - Đầu dây vào động cơ vạn năng nối lên phiến góp sẽ là1 trong 3 vị trí :
    hoặc lên thẳng , hoặc đá lệch phải , hoặc đá lệch trái tùy thuộc vào vị trí đặt
    ổ chổi than .
    - Lý thuyết : khi trục phân chia 2 nhóm dòng trên Rotor trùng với trung tính
    hình học thì Rotor cho ngẫu lực quay cực đại .
    - Nếu trục phân chia 2 nhóm dòng điện không trùng với trung tính hình
    học , ta phải dời trục theo các bước như sau :
    B1 : Dựng sơ đồ trải có đầu dây vào lên thẳng phiến góp rồi cho dòng địên
    vào để xác định trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên Rotor .
    B2 : Xác định vị trí trục chổi than thực tế trên đ/cơ so với trung tính hình
    học.
    B3 : Biểu diễn các đường trục trên sơ đồ tròn để xác định hướng và số lượng
    rãnh cần dời trục phân chia 2 nhóm dòng điện về trùng với trung tính hình
    học theo quy tắc sau :
     Quy tắc : Muốn dời trục phân chia 2 nhóm dòng điện trên Rotor về hướng
    trái thì đầu dây vào nối lên phiến góp phải đá lệch về phía phải; số rãnh
    cần dời trục về hướng trái bằng số rãnh cần đá lệch phải cho đầu dây vào
    nối lên phiến góp .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...