Tiểu Luận Cá nhân không làm ra lịch sử

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Cá nhân không làm ra lịch sử​
    Information
    Cá nhân không làm ra lịch sử.
    Song có những giờ phút, những lúc, những thời kì mà hành động của một cá nhân có thể ảnh hưởng quyết định đến hướng phát triển của thời cuộc, đến vận mệnh của một dân tộc, mở ra một trang mới, một kỉ nguyên mới trong lịch sử đất nước như Hồ Chủ Tịch
    Bác Hồ, một con người mà trái tim cháy rực nhiệt tình cách mạng, con người có tính cương nghị phi thường, một tinh thần dũng cảm vô song, một khí phách anh hùng vô tận, kết hợp với đức trung hậu, lòng bao dung quảng đại, một tình yêu nồng nàn cao như núi, rộng như biển đối với nhân dân, đồng bào, đồng chí, từ các cụ già đến các em thơ, vì hạnh phúc của họ mà chiến đấu, đức tính cương trực, giản dị, chân thật như ánh sáng mặt trời. Hình ảnh một con người vĩ đại như thế đã in sâu vào nền văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ca. Với bài viết này, tôi tìm hiểu hình ảnh của Bác trong thơ ca Việt Nam hiện đại
    I. Bác Hồ - Bức chân dung tự họa
    Sinh thời, Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà thơ. Nhưng thực tế sáng tác của Người đã chứng tỏ rằng Người thực sự là một nhà thơ, thực sự là một nhà văn và đã để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đặc biệt là những bài thơ trữ tình. Những tác phẩm ấy với phong cách độc đáo và sâu sắc, chẳng những có khả năng truyền lại lâu dài tư tưởng, đạo lí của Bác mà còn làm sáng mãi tâm hồn, cá tính, phong thái và diện mạo của Người
    Những vần thơ đầy nhiệt huyết của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành gửi cụ Phan Châu Trinh từ Luân Đôn năm 1914:
    Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
    Phải có kiên cương mới gọi hùng
    Ba hột đạn thầm, hai tấc lưỡi
    Sao cho ích giống mới cam lòng
    1. Bác Hồ - Bậc “Đại nhân”
    Cả cuộc đời, hình ảnh Bác để lại trong lòng dân yộc và thế giới là hình ảnh của một bậc Đại nhân, một con người lớn, thương yêu hết thảy, từ những điều nhỏ nhất, quên cả thân mình. Công lao của Người đối với dân tộc to lớn không kể hết, nhưng cả cuộc đời Người luôn giản dị, mộc mạc. Trái tim Người luôn trải rộng tình thương.
    Người đánh giá rất cao vai trò của người chiến sĩ tiên phong đối với nhân dân trong việc chỉ lối dẫn đường:
    Người nhờ anh chỉ lối
    Đi đúng hướng đúng đường
    Anh chỉ cho người biết
    Nào dặm ngắn, dặm trường
    (Cột cây số)
    Trong việc thức tỉnh quần chúng, phát động phong trào:
    Một tiếng toàn dân bừng tỉnh mộng
    Công mi đâu có phải là thường
    (Nghe tiếng gà gáy)
    Nhưng mặt khác, Bác hiểu hơn ai hết đó vốn là những người bình thường, nhũn nhặn, từ nhân dân mà ra và luôn gắn bó với nhân dân.
    Như chiếc cột cây số kia:
    “Chẳng cao cũng chẳng xa
    Không đế cũng không vương
    Đó là quan điểm cách mạng về con người mới, về chủ nghĩa anh hùng mà Bác đã từng phát biểu: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con người của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi” (Nhân dân ta rất anh hùng, tr.15)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...