Sách Bút ký về tiểu sử G.C. Giucốp

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ."Bút ký về tiểu sử Nguyên soái Liên Xô G.C. Giucốp là những trang bản thảo chưa công bố của nhà văn Liên Xô K.M. Ximônốp mà bạn đọc Việt Nam từng quen biết qua những tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt,như "Người đồng chí cầm súng”, "Sống và chết" và đặc biệt là bài thơ “Đợi anh về" do Tố Hữu dịch.
    Nhà văn K.M. Ximônốp đã có nhiều dịp tiếp xúc với Giucốp từ những ngày chiến đấu ở Khankhin Gôn cho tới những năm sau chiến tranh. Ông nuôi ý định viết truyện về Giucốp, song rất tiếc là nhà văn chưa kịp thực hiện được mong muốn ấy. Năm 1968 trước khi qua đời, nhà văn đã trao cho Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô tập bút ký của mình ghi chép những buổi gặp mặt, những cuộc nói chuyện với Giucốp và mong sau này dẫu chỉ là một phần của những ghi chép trong bút ký được phục vụ cho các nhà viết tiểu sử mai sau về nhiều mặt của con người lỗi lạc này. K.M. Ximônốp tự bạch: "Tôi cũng là người đã tham gia chiến tranh, một người đương thời, suốt nhiều năm chúng ta được nghe nhiều, đọc nhiều về Giucốp và trước mắt tôi cũng như trước mắt nhiều người khác dần dà hình thành nên dung mạo về nhân cách cao đẹp này. Cái đó không phải là những tình cảm chủ quan nảy sinh ở những cuộc gặp mặt và nói chuyện riêng, mà khách quan hơn, thông thoáng hơn, gắn với thái độ và những lời đồn thổi của nhân dân Liên Xô có từ hồi chiến tranh vệ quốc, đã công nhận Giucốp là một trong những người anh hùng của dân tộc. Và vô luận thế nào, những tiếng đồn ấy vẫn tiếp tục tồn tại.Với tôi, Giucốp là người được Xtalin phái tới cứu nguy cho tình thế hiểm nghèo ở Lêningrát trong những ngày cực kỳ khó khăn năm 1941 và rồi lại được triệu tập từ đó trở về Mátxcơva trong cái ngày cũng thật vô cùng nguy nan cho Mátxcơva, cái thời điểm mà vận mệnh thủ đô như đang treo trên sợi tóc. Tính cách con người ấy bao giờ cũng vững vàng trước ngoại cảnh. Tình thế dẫu thay đổi song Giucốp vẫn đứng vững. Và cái tính cách vững vàng ấy không chỉ là bằng chứng của sức mạnh tinh thần, mà còn là cội nguồn của sức mạnh ấy. Sự ý thức được nghị lực mình không chịu khuất phục trước các tình thế càng làm cho nó vững chãi hơn.Một phần của ái tình cảm chung đó có mặt trong nhận thức của tôi về nhân cách Giucốp". Ông còn nói thêm, ông không phải là nhà viết tiểu sử Giucốp và những ghi chép ở đây cũng chưa phải là tiểu sử, mới chỉ là bút ký về tiểu sử, mới là cách nhìn của một nhà văn về con người hoạt động quân sự kiệt xuất đó
    Bút ký lần đầu được đăng toàn văn trên Tạp chí Lịch sử Quân sự Liên Xô năm 1987 "
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...