Tiểu Luận Bút ký triết học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.ĐẶT VẤN ĐỀ​ ​ Trong V. I. Lê-nin Toàn tập, cuốn "Bút ký triết học" thuộc về thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đó Lê-nin đã viết xong phần chính của các bản tóm tắt, các đoạn trích và các ghi chú. Chính trong thời gian này, Lê-nin tóm tắt cuốn "Khoa học lô-gích", và song song với việc đó Người tóm tắt phần một cuốn "Bách khoa toàn thư các bộ môn triết học" của Gi.V.Ph. Hê-ghen, "Những bài giảng về lịch sử triết học" và "Những bài giảng về triết học của lịch sử " của Hê-ghen, tác phẩm của L. Phơ-bách "Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-bni- txơ", của Ph. Lát-xan "Triết học của Hê-ra-clít Bí ẩn ở Ê-phe-xơ", "Phép siêu hình" của A-ri-xtốt và một số cuốn sách khác về triết học và khoa học tự nhiên. Những bản tóm tắt và những ghi chú này là nội dung của tám tập bút ký giống nhau, bìa màu xanh mà Lê-nin đặt đầu đề là "Bút ký triết học. Hê-ghen, Phơ-bách và những tác giả khác".
    Những đoạn Lê-nin trích, đôi khi được ghi vào những quyển vở riêng (ví dụ "Dàn mục của phép biện chứng (lô- gích) của Hê-ghen" hay "Về vấn đề phép biện chứng"), đôi khi được ghi trong các bản tóm tắt (đoạn trích về những yếu tố của phép biện chứng trong bản tóm tắt cuốn "Khoa học lô-gích", đoạn trích về lý luận nhận thức trong bản tóm tắt cuốn sách của Lát-xan, v.v.). Việc hoàn thiện lần cuối cùng các bản tóm tắt, các đoạn trích và các ghi chú triết học trong những năm 1914-1915 tuy chưa xong, nhưng dưới dạng như vậy chúng vẫn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển triết học mác-xít.
    Bên cạnh cuốn "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", tập "Bút ký triết học" là một tài sản tư tưởng vô giá, có ý nghĩa lý luận và chính trị đặc biệt và là cơ sở của giai đoạn Lê-nin trong sự phát triển của tư tưởng triết học mác-xít. Nhưng nếu trong tác phẩm triết học chính của mình, Lê-nin chủ yếu chú ý đến các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật triết học, thì điểm trung tâm của tập "Bút ký triết học", nơi được coi là tiêu điểm quy tụ những tư tưởng của Lê-nin về các lĩnh vực hết sức khác nhau của tri thức loài người, lại là phép biện chứng duy vật, là những quy luật và những phạm trù cơ bản của nó, lịch sử hình thành của chúng, ý nghĩa của chúng đối với các khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, tính chất biện chứng của sự phát triển của kỹ thuật. Phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen, những tư tưởng biện chứng của Hê-ra-clít, của Lai-bni-txơ và của các nhà triết học khác là tài liệu ban đầu của Lê-nin; trên cơ sở tài liệu này, Người đã phát triển phép biện chứng duy vật mác-xít.
    Trong thời đại tất cả những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến cực độ và cuộc khủng hoảng cách mạng mới đang chín muồi, phép biện chứng duy vật có ý nghĩa đặc biệt: chỉ có đứng trên lập trường của phép biện chứng duy vật mới có thể vạch ra tính chất đế quốc chủ nghĩa của chiến tranh, vạch trần được sự ngụy biện và chiết trung của các thủ lĩnh Quốc tế II, vạch trần được chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xã hội - sô-vanh của họ. Ý nghĩa của tập "Bút ký triết học" trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin biểu lộ ra đầy đủ khi gắn nó với những tác phẩm thời đó của Lê-nin như "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản", "Chủ nghĩa xã hội và chiến tranh", "Bàn về khẩu hiệu Liên bang châu Âu", "Bàn về cuốn sách nhỏ của Giu-ni-út", "Cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự quyết", v.v Sự phân tích của Lê-nin về các vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lý luận mác- xít về chủ nghĩa đế quốc, trong việc phát triển lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa, phát triển học thuyết về nhà nước, chiến lược và sách lược của đảng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...