Luận Văn Bước đầu vận dụng các công cụ quản lý để quản lý môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Như chúng ta đã biết môi trường tự nhiên là một hệ thống bao gồm rất nhiều các phần tử khác nhau, chịu sự chi phối của các quy luật khác nhau và tác động qua lại lẫn nhau, thậm chí quy định lẫn nhau. Nó có cấu trúc phức tạp, tuy nhiên nằm trong một thể thống nhất là hệ thống môi trường. Bất cứ một sự can thiệp nào của con người đến hệ thống môi trường hay thành phần của nó đều làm thay đổi nó theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
    Thực tế cho thấy mỗi một hoạt động của con người đều có tác động đến môi trường xung quanh. Kết quả là làm cho hệ thống môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Từ xa xưa khi mà khoa học công nghệ chưa phát triển thì tác động của con người đến môi trường tự nhiên đang nằm trong giới hạn chịu đựng của con người đến môi trường tự nhiên đang nằm trong giới hạn chịu đựng của nó. Vì vậy chất lượng môi trường tốt không ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì con người tác động vào môi trường ngày càng lớn và làm phá vỡ cân bằng của hệ thống môi trường tự nhiên từ đó nó tác động trở lại con người và ngăn cản hoặc kìm hãm sự phát triển của con người. Có thể nói rằng chất lượng môi trường ngày càng suy giảm là cho tác động của hai yếu tố là tự nhiên và tác động của con người trong đó tác động của con người là đáng kể hơn.
    Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lầnn thứ VI, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới và hướng theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng và Nhà nước ta đã xác định được rằng chỉ có thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì mới đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên và rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển. Một thực tế đã cho thấy rằng mặt trái của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá để phát triển kinh tế là chất lượng môi trường suy giảm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường tức là hướng tới phát triển bền vững.
    Hiện nay cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam thì các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất liên tục được hình thành và phát triển. Theo đó thì nguyền tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị khai thác kiệt quệ và sự ô nhiễm của các chất thải do các nhà máy thải ra đang dần dần đe doạ cuộc sống của người dân. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì đến một lúc nào đó nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt và chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng làm cho chúng ta không còn cơ hội để phát triển. Chính vì thế vấn đề làm cách nào để giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý luôn là một vấn đề hết sức cấp thiết đòi hỏi tất cả mọi người phải có ý thức để tìm giải pháp thích hợp cho việc ngăn chặn, khống chế đảm bảo phát triển bền vững.
    Xuất phát từ thực tế của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà, em đã đi vào tìm hiểu một cơ sở sản xuất cụ thể đó là Công ty Cao Su Hà Nội. Thực tế hoạt động sản xuất của Công ty đã gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. Chính vì vậy em đã thực hiện đề tài "Bước đầu vận dụng các công cụ quản lý để quản lý môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội". Trong đề tài em có áp dụng phí nước thải là một công cụ quản lý để quản lý môi trường tại Công ty. Mong rằng điều đó sẽ giúp được phần nào cho việc quản lý môi trường tại đây và giải quyết được vấn đề môi trường bức xúc của Công ty cũng như nó sẽ được sử dụng rộng rãi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
    Đối tượng nghiên cứu: Môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chia ra việc sử dụng công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội trong đó đưa ra cách tính phí nước thải đồng thời nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng loại phí nước thải này vào công tác quản lý môi trường tại đây.
    Nội dung nghiên cứu:
    Chương 1: Lý luận chung về quản lý môi trường trong đó đề cập đến các kiến thức về quản lý môi trường và công cụ kinh tế trong quản lý môi trường điển hình là cách tính phí nước thải. Ngoài ra còn đề cập đến mối quan hệ giữa môi trường và phát triển công nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng sản xuất và tình hình môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội đề cập đến thực trạng hoạt động sản xuất và thực trạng môi trường.
    Chương 3: Lựa chọn một số công cụ quản lý để quản lý môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội trong đó trình bày các giải pháp đã được đề ra nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tại Công ty Cao Su Hà Nội, tính toán cụ thể phí nước thải cho Công ty.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp điều tra thực tếe
    Phương pháp tổng hợp số liệu và tính toán
    Phương pháp sử dụng tài liệu sẵn có.

    MỤC LỤC
    Lời nói đầu . 1
    Chương 1: Lý luận chung về quản lý môi trường . 6
    I. Quản lý môi trường và sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hiện nay 6
    1.1. Khái lược về quản lý môi trường 6
    1.2. Công cụ kinh tế đối với công tác quản lý môi trường 9
    1.3. Điều kiện áp dụng công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường Việt Nam 15
    1.4. Phí nước thải - một công cụ quản lý môi trường thiết thực hiện nay. 16
    II. Môi trường và phát triển công nghiệp . 21
    2.1. Môi trường và vai trò của nó với phát triển công nghiệp . 21
    2.2. Phát triển công nghiệp và tác động của nó đến môi trường . 22
    Chương 2. Thực trạng sản xuất và tình hình môi trường tại công ty cao su Hà Nội 26
    I. Giới thiệu về công ty cao su Hà Nội . 26
    1.1. Điều kiện tự nhiên 26
    1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội 32
    II. Thực trạng hoạt động sản xuất và môi trường tại Công ty cao su Hà Nội 32
    2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất 32
    2.2. Thực trạng môi trường và các tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường của công ty 40
    Chương 3: Lựa chọn một số công cụ quản lý môi trường để quản lý môi trường tại công ty cao su Hà Nội . 50
    I. Áp dụng phí nước thải . 50
    1.1. Các căn cứ áp dụng 50
    1.2. Công thức tính 51
    1.3. Xác định mức phí . 51
    II. Các giải pháp kỹ thuật hiện nay công ty đang áp dụng 54
    2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải . 54
    2.2. Giảm thiểu chất thải rắn . 55
    2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí . 56
    2.4. Khống chế ô nhiễm nhiệt 58
    2.5. Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố 58
    Kết luận 60
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...