Luận Văn Bước đầu tìm hiểu về quá trình khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn (1558-1774)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Lí do chọn đề tài
    Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai phá đất đai luôn được coi là một vấn đề quan trọng. Có hiểu được quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất phía Nam chúng ta mới biết trân trọng những thành quả hết sức to lớn mà ông cha ta đạt được trong các thế kỉ trước.
    Trong lịch sử Nam tiến của người Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ cũng như khai thác trong thế kỉ XVI, XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn chiếm vị trí hết sức đặc biệt. Với sự cố gắng không ngừng, mà ở các thế kỉ này lãnh thổ nước ta được mở rộng một cách mạnh mẽ nhất. Đồng thời với quá trình di dân của người Việt đến những vùng đất mới, hàng ngàn xóm làng trù phú đã được mọc lên biến vùng đất đàng trong trở thành một vùng đất sầm uất. Điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỉ,dần kéo trọng tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nước xuống phía nam. Những thành tựu đó đã đóng vai trò rất tích cực trong nền văn hoá Việt Nam.
    Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chúa Nguyễn lập ra cơ sở cát cứ vững chắc của mình, tạo cơ sở cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX có điều kiện phát triển quy mô lãnh thổ và xây dung chính quyền quốc gia thống nhất. Điều nay sẽ góp phần đánh giá thêm triều Nguyễn sau nay về những đóng góp cũng như hạn chế đối với tiến trình phát triển lịch sử dân tộc nói chung.
    Bản thân em rất quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước Việt Nam bị chia cắt, đặc biệt muốn tìm hiểu về vùng đất Đàng Trong dưới thời trị vị của các chúa Nguyễn. Vì tất cả những lí do đó nên em đã quyết định chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về quá trình khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn (1558-1774)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

    2. Lịch sử nghiên cứu vần đề
    Do vị trí lịch sử và đặc điểm của vùng đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn, nên đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến.
    Một số sử gia miền Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về thời kỳ này như:
    Phan Khoang với tác phẩm sử học:”Việt sử xứ Đàng Trong”.Đây là một công trình tương đối hoàn chỉnh,trong đó tác giả trình bày lần lượt về lịch sử vùng đất Đàng Trong,mà trọng tâm lúc này là Thuận Hoá.Các phần sau tác giả trình bày về tổ chức chính quyền, thuế khoá, phong tục tập quán, giáo dục. Tác giả dành khá nhiều cho quá trình “nam tiến của dân tộc”. Đề cập đến công cuộc khẩn hoang tác giả chú trọng đến vùng Nam Bộ, ở Thuận-Quảng tuy có đề cập song chưa cụ thể.
    Tác giả Sơn Nam có tác phẩm:”lịch sử khẩn hoang miền Nam” đã trình bày lại tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh tác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc một cách khái quát quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất mới phía Nam gần ba thế kỷ qua.
    Ngoài ra còn có nhiều công trình có liên quan đến vấn đề này cũng đã dược công bố trên các tạp chí, báo chí trung ương và địa phương.
    Tóm lại, nghiên cứu vấn đề này đã có nhiều tác giả quan tâm song do mục đích và quan điểm của người viết nên các công trình trên chỉ khai thác từng khía cạnh nhỏ hoặc cả vùng đất Đàng Trong. Trên cơ sở những công trình đó, tác giả đã tiếp thu những kết quả để làm rõ vấn đề mình quan tâm.
    3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    3.1.Nhiệm vụ của đề tài
    Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu làm rõ việc các vùng đất từng bước một sát nhập vào lãnh thổ nước ta như thế nào và tìm hiểu lực lượng khai phá những vùng đất này, các hình thức khai thác và kết quả đạt được ra sao.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian
    Đề tài nghiên cứu vùng đất Đàng Trong kể từ vùng Thuận Hoá đến Nam Bộ
    Về thời gian
    Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu ba thế kỷ XVI,XVII,XVIII, kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 đến năm 1774 khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, lật đổ chúa Nguyễn, đưa Đàng trong bước vào một giai đoạn lịch sử mới.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tư liệu
    Tác giả đã tham khảo và sử dụng tư liệu trong”Phủ biên tạp lục”của Lê Quý Đôn và “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, “Lam sơn thực lục” của Nguyễn Trãi, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú là những nguồn tư liệu gốc rất quý giá về vùng đất Đàng Trong. Đồng thời là một số sách chuyên khảo như “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam, “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, “Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII” của Litana do Nguyễn Nghị dịch. Ngoài ra là một số tài liệu tham khảo khác.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại những nét chung nhất về lịch sử giai đoạn này. Bên cạch đó phương pháp logic cũng được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính khái quát. Đồng thời là việc sử dụng các phương pháp sưu tầm tư liệu, tiếp thu và chọn lọc những nguồn sử liệu có liên quan đến đề tài, đối chiếu so sánh giữa các tư liệu để tìm ra các tư liệu có độ chính xác cao.
    5. Đóng góp của đề tài
    5.1 Về mặt khoa học
    Đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình các chúa nguyễn từng bước xâm lấn, sát nhập các vùng đất vào lãnh thổ của mình, tạo thành một vùng cát cứ vững chắc của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đồng thời là quá trình các cư dân Việt đến khai phá,làm ăn sinh sống.
    5.2. Về mặt thực tiễn
    Đề tài góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam giai đoạn này. Đóng góp những nguồn tư liệu quý cho việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam từ thời kì XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, đồng thời việc nghiên cứu đề tài sẽ chỉ rõ được những thành quả thu được trong quỏ trỡnh nam tiến. Từ đú góp phần to lớn trong việc giáo dục các thế hệ trẻ, biết quý trọng những thành quả mà tổ tiên, ông cha ta đã tạo ra.
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 2 chương:
    Chương 1: Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận-Quảng.
    Chương 2: Mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
    Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục ảnh.

    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vần đề 2
    3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3
    5. Đóng góp của đề tài 4
    6. Bố cục của đề tài 4
    Nộị dung 5
    Chương 1: Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận – Quảng 5
    1.1. Vùng đất Thuận – Quảng trước khi Nguyễn Hoàng vào cát cứ 5
    1.2. Nguyễn Hoàng vào cát cứ Thuận Hoá, mở đầu cho quá trình mở mang đất Đàng Trong 8
    1.3. Công cuộc khai phá đất đai, thành lập làng mới ở Thuận – Quảng 11
    1.3.1. Tổ chức các lực lượng khai hoang 11
    1.3.2. Các hình thức khẩn hoang. 13
    1.3.3. Thành quả của công cuộc khẩn hoang 15
    Chương 2: MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM 17
    2.1 Quỏ trỡnh sỏt nhập lónh thổ phớa nam vào Đại Việt 17
    2.1.1. Xõm lấn Chiờm Thành 17
    2.1.2. Xõm lấn Chõn Lạp 19
    2.2. Chớnh sỏch khai thỏc những vựng đất mới của họ Nguyễn. 26
    KẾT LUẬN 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...