Tiểu Luận Bước đầu tìm hiểu về mô hình du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải, Sapa

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​



    GS Võ Quý trong báo cáo “Tăng cường sự tham gia của nhân dân địa phương trong việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên” đã kết luận: Nguyên nhân cơ bản trong việc suy thoái rừng và các TNTN khác có liên quan là sự nghèo đói. Rừng và các TNTNnhư người ta thường nói là “bát cơm manh áo” cho người nghèo. Cấm người nghèo không được lấy “bát cơm manh áo” độc nhất đang ở trước mắt họ là việc làm khó khăn, nếu ta không muốn nói là không thể được, thậm chí không cho phép làm như vậy về phương diện nhân đạo. Cách bảo vệ thiết thực nhất có thể làm được là tìm cách cung cấp cho người nghèo “bát cơm manh áo” khác thay thế cho “ bát cơm manh áo” độc nhất của họ đang dùng.

    Ở nước ta, mức sống của nhân dân vùng đệm tại các VQG và các khu bảo tồn vẫn còn rất thấp. Vậy phải làm sao để vừa bảo vệ được TNTN vừa nâng cao được mức sống cho người dân?

    Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu đi du lịch, thư giãn, tham quan cũng ngày một tăng. Du lịch đang phát triển nhanh chóng không chỉ riêng ở nước ta mà với quy mô toàn cầu. Nó được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói. Theo xu thế thân thiện hơn với môi trường của tất cả các ngành kinh tế, trong ngành du lịch đã xuất hiện các hình thức du lịch gắn với bảo vệ môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng . Vì vậy, nghiên cứu sự phát triển của các hình thức du lịch này là rất cần thiết.

    Annlisa Koeman, IUCN Việt Nam trong báo cáo “Du lịch bền vững và du lịch sinh thái” có nói: Du lịch bền vững còn có ý nghĩa rộng lớn hơn cả việc bảo vệ môi trường, tức là nó xem xét một cách thỏa đáng các yếu tố về con người, cộng đồng, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống và các hệ thống kinh tế xã hội địa phương.

    Xu thế hiện nay đang đặt ra cho chúng ta một vấn đề cấp bách là phải tìm ra một hình thức du lịch bền vững, thực sự mang lại lợi ích cho con người trong khi không gây tổn hại tới môi trường mà họ sinh sống sau khi người du lịch cuối cùng đã ra về.


    Đề tài: Bước đầu tìm hiểu về mô hình du lịch cộng đồng tại bản Sín Chải, Sapa


    2. Địa điểm nghiên cứu:



    Chúng tôi chọn bản Sín Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai làm điểm bước đầu nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng. Sín Chải nằm cách thi trấn Sapa 4km đường bộ. Đây là bản của người H’mong đen với dân số khoảng 1400 người. Cư dân sống ở đây đã lâu với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (trồng lúa, ngô, thảo quả .) và săn bắn.


    3. Phương pháp nghiên cứu:

    3.1. Phỏng vấn :




    Trong quá trình đi thực tế, chúng tôi đã phỏng vấn các đối tượng có liên quan. Đó là những người dân trực tiếp làm dịch vụ du lịch của bản, cán bộ xã San Sả Hồ và nhân viên dự án “ Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững tại huyện Sapa” cùng với cán bộ của Trung tâm Thông tin và dịch vụ du lịch Sapa. Phương pháp này được chúng tôi tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn chính thức, bán chính thức và không chính thức. Các thông tin thu thập được xem xét dưới các góc độ khác nhau.


    3.2. Quan sát thực địa :



    Chúng tôi đã đi thực tế tại Sapa và bản Sín Chải. Việc quan sát thực tế giúp chúng tôi có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề và loại trừ các thông tin nhiễu. Các hiện tượng quan sát được ghi đầy đủ và trung thực.



    3.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu:




    Các tài liệu được chúng tôi sử dụng là các báo cáo, tham luận, nghiên cứu và các sách giới thiệu về du lịch ở Sapa. Phương pháp này cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt là du lịch cộng đồng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xác định được nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...