Luận Văn Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Mỗi vùng quê sản sinh ra một loại hình dân ca khác nhau đều mang bản sắc riêng của mảnh đất đó. Nếu như dân ca quan họ chỉ nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc, hát Xoan sinh ra ở vùng đất Phú Thọ, hát Dậm chọn quê hương Hà Nam thì hát Dô lại nảy sinh ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội).
    Hát Dô là một loại dân ca nghi lễ đặc sắc, gắn với tín ngưỡng thờ Tản Viên sơn thánh. Lời ca của nó thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với vị thần đứng đầu trong tứ bất tử Việt Nam, đồng thời phản ánh nhận thức của người dân về thiên nhiên, và ước mơ của người dân về một cuộc đời êm ấm, thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu đông đúc. Hát Dô còn là tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của người nông dân dưới chế độ phong kiến. Nội dung này đã trở thành nội dung chủ đạo trong phần hát Bỏ bộ, được tiến hành sau những diễn xướng có tính chất nghi lễ của hát Hội Dô trong những ngày lễ hội
    Tìm hiểu về hát Dô cũng chính là một cách để chúng ta có thể thấy được thực trạng hiện tại của dân ca này, cũng như cách thức bảo tồn và duy trì vốn văn hóa cổ không chỉ có giá trị với riêng Liệp Tuyết mà còn đối với nền văn hóa dân tộc.
    Bước vào nền kinh tế thị trường, sự giao thoa và ảnh hưởng của các nền văn hóa đang tác động mạnh mẽ đến đất nước ta. Nhiều loại hình nghệ thuật du nhập và phát triển rầm rộ đang làm cho một số môn nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một trong đó hát Dô. Việc nghiên cứu về điệu hát cổ này đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tìm hiểu về đề tài “Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” cũng là một cách tác giả đóng góp một phần của mình vào công tác bảo tồn và giữ gìn loại dân ca đặc sắc này.
    Việt Nam học một khoa liên ngành nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam dựa trên các yếu tố như: lịch sử, văn hóa, văn học Tính chất liên ngành đó buộc sinh viên phải không ngừng thu thập thông tin, tích cực tìm hiểu và vận dụng những gì đã học vào các nghiên cứu. Nghiên cứu hát Dô cũng là dịp người viết vận dụng các kiến thức về ngành học của mình như: dân tộc học, lịch sử, địa lý để hiểu một cách cặn kẽ và toàn diện về loại dân ca “có một không hai” này.
    Hát Dô là một điệu hát cổ, gắn với văn hóa và phong tục của mảnh đất Liệp Tuyết. Nghiên cứu điệu hát này giúp người viết không chỉ hiểu biết hơn về hát Dô mà còn về chính những con người nơi đây
    2. Lịch sử vấn đề
    Là một loại hình dân ca độc đáo nhưng do thời gian mỗi lần tổ chức hát Dô cách nhau khá xa. Và sau khi tổ chức thì văn bản gốc phải cất lại trong đền còn những bản sao thì phải đốt đi cho nên cứ liệu để nghiên cứu loại hình dân ca này là rất hạn chế. Đây là một khó khăn rất lớn cho những ai muốn nghiên cứu tìm hiểu về hát Dô. Phải cho đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sau 1975 mới xuất hiện một số những công trình nghiên cứu về hát Dô.
    Trước hết , đó là cuốn “Hát Dô - Hát Chèo Tàu” của tác giả Trần Bảo Hưng và Nguyễn Đăng Hòe, viết năm 1977. Cuốn sách này, các tác giả đã viết một cách khá kỹ lưỡng về loại dân ca này. Hơn nữa, các tác giả cũng đi sâu vào nội dung, hình thức cũng như những giá trị văn học của hát Dô.
    Tiếp theo là, cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Hà Tây” của Sở Văn hóa thông tin thể thao Hà Tây, tái bản năm 1993. Cuốn sách đã không chỉ giới thiệu về các loại hình tục ngữ, ca dao Hà Tây còn giới thiệu một cách khái quát về điệu hát Dô
    Cuốn “Xứ Đoài” của Kiều Thu Hoạch, viết năm 2000 là cuốn sách viết về nền văn hóa đặc sắc của xứ Đoài. Trong phần viết về hát Dô lại chủ yếu miêu tả Hội Dô, phần về hát Dô tác giả nhắc đến không đáng kể.
    Đề tài tập sự “Di tích và lễ hội đền Khánh Xuân” của Phùng Văn Thành, năm 2006, lại chủ yếu phân tích và mô tả kỹ lưỡng về đền Khánh Xuân, không gian diễn ra lễ hội Dô cũng như trình bày những khái quát chung về Hội Dô.
    Tiếp theo là cuốn luận văn Thạc sĩ “Bảo tồn, phát huy diễn xướng dân gian hát Dô (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây)”, năm 2008, của tác giả Đặng Thị Hạnh. Đề tài đã đề cập đến thực trạng và phương hướng bảo tồn hát Dô.
    Ngoài ra, còn một số những bài viết nữa của các tác giả như: Nguyễn Duy Cách, Nguyễn Thị Vân đăng trên các Tạp chí dân tộc và thời đại, Báo Hà Tây, Báo Nhân dân cũng giới thiệu chung về loại hình dân ca này, nhưng nó mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu sơ bộ và khái quát. Trên một số trang web cũng có những bài viết, nghiên cứu về hát Dô. Điều này có thể thấy, càng ngày loại hình dân ca này càng được chú ý và quan tâm.
    Trong quá trình tìm hiểu về hát Dô, chúng tôi nhận thấy, đây là một loại hình dân ca nghi lễ hết sức độc đáo. Độc đáo ở nguồn gốc xuất hiện, ở những tục hèm xung quanh nó, ở người hát và ở cả thời gian mỗi lần tổ chức hát Dô. Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu về hát Dô còn ít nếu không muốn nói là quá ít. Các tài liệu này chỉ đề cập một cách tản mạn, ở khía cạnh này hay khía cạnh kia của của hát Dô. Hơn thế, các tài liệu chủ yếu hoặc là nói về nguồn gốc hoặc là nói về các làn điệu hoặc là nói về những nghệ nhân hát Dô. Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” chúng tôi muốn có cái nhìn toàn diện hơn, xem xét và đánh giá hát Dô ở các mặt khái niệm nguồn gốc, đến đặc trưng, giá trị của câu hát Dô. Phân tích tình hình hiện nay của hát Dô để đưa ra một số giải pháp bảo lưu và phát triển loại hình dân ca độc đáo này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hát Dô ở xã Liệp Tuyết – huyện Quốc Oai – thành phố Hà Nội.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Trên cơ sở xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể mà khóa luận cần giải quyết:
    Thứ nhất, trình bày những nét khái quát nhất về mảnh đất sản sinh loại hình dân ca độc đáo – Hát Dô.
    Thứ hai, chúng tôi phân tích những nét đặc trưng và giá trị của hát Dô đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với các loại hình dân ca cùng thể loại.
    Thứ ba, trình bày thực trạng hiện nay và nêu một số giải pháp để bảo lưu và phát triển hát Dô.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp:
    Phương pháp liên ngành kết hợp giữa nghiên cứu văn hóa với lịch sử, địa lý .
    Phương pháp chuyên ngành như: điền dã, khảo sát, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp, phỏng vấn sâu để làm bật những nét đặc sắc của dân ca hát Dô tại Liệp Tuyết.
    6. Đóng góp của khóa luận
    Khóa luận thực hiện sẽ có những đóng góp sau:
    Chưa có một công trình nào bóc tách các đặc trưng của hát Dô để nghiên cứu nó như một thực thể độc lập. Đồng thời đặt các đặc trưng đó trong mối quan hệ với các loại hình dân ca khác như: Hát Xoan, hát Chèo tàu, Ca trù để so sánh tìm ra những nét đặc sắc.
    Hiện nay, vấn đề thực trạng và bảo tồn điệu hát Dô vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ mang một phần đóng góp nhỏ bé với loại hình dân ca này.
    Khóa luận cũng sẽ là tài liệu tham khảo của không chỉ những nhà nghiên cứu về điệu hát Dô mà còn đối với tất cả những ai quan tâm say mê tìm hiểu điệu hát cổ độ đáo này.
    7. Bố cục khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm ba chương:
    Chương 1: Vài nét về mảnh đất sản sinh loại hình dân ca độc đáo – Hát Dô.
    Chương 2: Những nét đặc trưng và giá trị của hát Dô.
    Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp để bảo lưu, phát triển hát Dô.



    Luận văn dài 68 trang,chia làm 3 chương
     
Đang tải...