Luận Văn Bước đầu tìm hiểu văn hóa của người hoa ở thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VĂN HÓA
    CỦA NGƯỜI HOA Ở TP. HCM.


    A. PHẦN MỞ ĐẦU :
    1. Lý do chọn đề tài :
    Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay có hơn nửa triệu người Hoa, chiếm 1/2 dân cư thành phố. Họ đã và đang chiếm giữ những hoạt động kinh tế quan trọng. Như vậy họ là một lực lượng xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế – văn hóa và xã hội của thành phố hiện nay và mai sau.
    Do đó việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về người Hoa để làm cơ sở khoa học cho các hoạch định những chính sách kinh tế – xã hội của thành phố là việc làm cần thiết và không thể thiếu được.
    Để nghiên cứu về người Hoa có thể tiếp cận từ nhiều góc độ như là : Về lịch sử di dân, về hoạt động kinh tế. Văn hóa, xã hội đề tài này chọn hướng tiếp cận nghiên cứu về văn hóa – phong tục tập quán của người Hoa ở TP. HCM, là để góp thêm cách nhìn toàn diện và sâu sắc về cộng đồng đặc biệt này. Nghiên cứu về văn hóa vừa phản ánh đời sống văn hóa, đời sống kinh tế vừa là sự phản ánh những nét đặc trưng về tộc người của một cộng đồng cư dân.
    Xuất phát từ những vấn đề có tính khoa học và thực tiễn trên em đã chọn “Bước đầu tìm hiểu về văn hóa – phong tục tập quán của người Hoa ở TP. HCM” làm đề bài tiểu luận của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu vaán đề :
    Từ trước đến nay có khá nhiều chương trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có dân tộc Hoa (Hán).
    Tài liệu sớm nhất đề cập đến phong tục tập quán của người Hoa ở Đàng trong được xuất bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX là tác phẩn “Gia Định Thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn đã cung cấp những tư liệu quý về sinh hoạt vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân đương thời Đàng trong trong đó người Hoa ở Nam Bộ.
    Dưới thời Pháp thuộc có các công trình đáng chú ý như “Tiểu dẫn về vùng Nam Kỳ” của Luciew De Grammont, “Lịch sử du hành trong vùng biển Trung Hoa” của John White đã miêu tả khá tỉ mỉ và có nhiều nhận xét, tinh tế, so sánh giữa phong tục của người Việt với Người Hoa. Tác giả người Pháp Antoine trong công trình nghiên cứu “Thức uống và món ăn Đông Dương” đã ca ngợi các món ăn của người Đàng Trong lúc đoù. Những nghi lễ gia đình và cách ăn uống của người Việt và người Hoa được miêu tả rất phong phú, hấp dẫn, lạ lùng
    Những tác giả viết về cư dân Nam Kỳ cùng với nhiều tư liệu ảnh về đời sống gia đình của người Việt và người Hoa có J.C Baurac với tác phẩm “Nam Kỳ và cư dân” hay “cuộc du hành ở Nam Kỳ những năm 1872 – 1874” của Albert Morice. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và các hoạt động buôn bán của người Hoa ở Chợ Lớn có J. BouChot với “vài nghi chép lịch sử về Chợ Lớn”.
    Trước năm 1975, có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Tác giả Đào Trinh Nhất “thế lực **** và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” đã đề cập đến vấn đề di dân của người Hoa ở Nam Bộ. Tsai Maw Kuay với luận án tiến sĩ “người Hoa ở Miền Nam Việt Nam” là công trình đầu tiên vết về hoạt động kinh tế, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trong gia đình của người Hoa.
    Cuốn “các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa” của Joan L. Shrok đã đề cập một cách khái quát về các sắc tộc thiểu số ở miền Nam trong đó có người Hoa. Sơn Nam với một loạt tác phẩm như “Đồng Bằng Sông Cửu Long hay văn minh miệt vườn”, “Cá tính miền Nam”, “Miền Nam đầu thế kỷ XX”. Thiên địa hội và cuộc Minh Tân, “Tìm hiểu đất Hậu Giang” đã đưa ra nhiều nhận xét về văn hóa vật chất cũng như tinh thần của cư dân Việt Hoa, khơ me
    Giai đoạn sau năm 1975 đến nay có một số công trình viết về người Hoa ở Nam Bộ có liên quan đến những phong tục tập quán nghi lễ gia đình của người Hoa “văn hóa và cư dân đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Công Bình, Lê Quân Diệu, Mạc Đường, Phan Huy Lê với “Vì việc đánh giá họ Mạc” đã đề cặp đến quá trình hình thành của cộng đồng người Hoa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Mạc đường với một loạt công trình “Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 – tiềm năng và phát triển”, “Vấn đề dân cư và dân tộc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” trong cuốn “văn hóa và phát triển” đã viết về những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của người Hoa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...