Luận Văn Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia. Giáo dục Nho học ở Việt Nam trong hàng ngàn năm tồn tại đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội và con người Việt Nam. Ý thức tầm quan trọng của giáo dục, từ nửa thế kỉ trước các bậc minh quân đã khẳng định rằng: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp, cho nên quý trọng kẻ sỹ không biết thế nào là cùng " [24;25] hay “ muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu ". Vì vậy trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chế độ giáo dục - khoa cử giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Các sĩ tử “ cửa Khổng sân Trình ", các nhà khoa bảng trên mọi miền đất nước đã viết tên mình lên những tấm bia đá của sự cầu tài, cầu thị do các triều đại phong kiến dựng nên, họ chính là sản phẩm cao cấp của nền giáo dục Nho học, là “ nguyên khí"đưa đất nước ta “ thịnh " sánh vai với phong kiến Trung Hoa. Ngày nay trong cuộc so tài chạy đua giữa các quốc gia mà thực chất là cuộc chạy đua về sức mạnh kinh tế và sức mạnh trí tuệ thì những bài học về truyền thống giáo dục thi cử của cha ông ta trong 500 năm qua vẫn còn nóng bỏng tính thời sự của nó. Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt “ Lấy giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ làm những quốc sách hàng đầu", “Chúng ta đang cùng nhân loại bước vào thiên niên kỉ mới, vào thời đại của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh mới đó, giáo dục càng có vai trò quan trọng đặc biệt, có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của dân tộc ”. Nghị quyết 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa khẳng định “ Giáo dục phải đi trước, đầu tư cho giáo dục là tích lũy sản xuất mở rộng là khôn ngoan, thông minh nhất ". Đức Thọ là mảnh đất có bề dày văn hiến lâu đời, thời nào cũng có hiền tài trên mọi lĩnh vực. Nghiên cứu về giáo dục – khoa cử Đức Thọ sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống của một vùng quê văn vật, đồng thời qua đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử giáo dục khoa cử nước ta thời phong kiến. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về truyền thống khoa bảng của các thế hệ đi trước cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu lịch sử địa phương; đặc biệt đối với bản thân tôi là một người con của miền đất học La Sơn - Đức Thọ, cũng là một giáo viên lịch sử tương lai thì nghiên cứu về giáo dục huyện nhà không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ sở giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về lịch sử địa phương mình. Quan trọng hơn qua tìm hiểu đề tài còn cung cấp cho tôi nhiều kiến thức phong phú, góp phần quan trọng trong việc giảng dạy về lịch sử địa phương, qua đó giáo dục niềm tự hào quê hương dân tộc, kích thích lòng ham mê học tập phát huy truyền thống cha ông trong hiện tại. Với tinh thần như vậy, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn em đã chọn đề tài: “ Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến " để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

    2. Lịch sử vấn đề. Giáo dục khoa cử ở Đức Thọ - Hà Tĩnh phát triển mạnh từ những buổi đầu xây dựng và phát triển nền giáo dục Nho học, vì vậy sớm đã có sự quan tâm của nhiều người trong giới nghiên cứu về vấn đề này. Song mỗi tác phẩm, mỗi công trình đề cập đến đề tài này ở những mức độ khác nhau qua từng thời kì lịch sử. Cuốn “ Địa chí huyện Đức Thọ " do Thái Kim Đỉnh chủ biên, NXB Lao Động, Hà Nội, 2004. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện, công phu về Đức Thọ với hơn 700 trang, được chia làm nhiều mục, tiểu mục. Đặc biệt, cuốn sách đã dành một dung lượng khá lớn cho việc nghiên cứu về tình hình văn hóa, giáo dục của nhân dân trong huyện với con số và số liệu khá chi tiết; ngoài ra tác giả còn cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát về lịch sử chính trị - kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ từ khi thành lập cho đến năm 2004. Cuốn “ Danh nhân Hà Tĩnh " do Đức Ban chủ biên, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh xuất bản năm 1996, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụ thể đến sự nghiệp của một số danh nhân Đức Thọ từng đỗ đạt trong thời kì phong kiến. Cuốn “ Lịch sử Hà Tĩnh " ( tập I ) do Đặng Duy báu chủ biên, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000; cung cấp nhiều tư liệu và nhận định quan trọng về tình hình kinh tế - văn hóa Đức Thọ nửa đầu thế kỉ XIX đặt trong bối cảnh sự phát triển của các huyện trong tỉnh. Cuốn “ Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn " do Thái Kim Đỉnh biên soạn, Hội Liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh xuất bản năm 2004; tập sách là nguồn tư liệu quý giá tập hợp những nét tiểu sử của các nhà khoa bảng trong toàn huyện, trong đó số lượng các vị khoa bảng Đức Thọ được trình bày khá đầy đủ với những cứ liệu khoa học chính xác. Ngoài ra còn có các tác phẩm “ Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến ” của Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1998; “ Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075- 1919) " do Ngô Đức Thọ biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội 1993; cuốn “ Hương khoa lục Nghệ Tĩnh thời Nguyễn " bản dánh máy của thư viện Hà Tĩnh và “ [I]Quốc triều Hương khoa lục [/I]", của Cao Xuân Dục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 là những công trình khoa học có giá trị trong việc tìm hiểu về tình hình giáo dục Nho học và thi cử của nước ta trong thời kì phong kiến qua đó cũng giúp chúng ta có cơ sở ban đầu trong việc nghiên cứu tình hình khoa bảng của địa phương Đức Thọ - Hà Tĩnh. Bên cạnh đó còn một số báo viết đăng trên báo Giáo dục thời đại, Nghiên cứu giáo dục, Văn hóa Hà Tĩnh, Nghiên cứu văn học của các cơ quan Trung ương và địa phương. Nhìn chung các tác phẩm trên đã đề cập đến tình hình học tập và truyền thống khoa bảng của nhân dân Đức Thọ dưới thời phong kiến, tuy chưa có công trình nào đi vào chuyên sâu, cụ thể, song đây là những nguồn tư liệu đáng quý cho việc nghiên cứu của đề tài.

    [B]3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

    [B]Đối tượng nghiên cứu: do nội dung của đề tài nghiên cứu về giáo dục khoa cử, truyền thống hiếu học của nhân dân Đức Thọ nên quy định đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình giáo dục khoa cử, truyền thống khoa bảng của huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến, cụ thể là: về trường lớp, tình hình nho sư, nho sinh và thành tựu khoa cử đạt được. [B]

    Nhiệm vụ nghiên cứu: mặc dù chỉ nghiên cứu về truyền thống khoa bảng của Đức Thọ nhưng qua đó chúng ta phải nêu lên được một cách khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa nơi đây. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân, biểu hiện của truyền thống khoa bảng của huyện. Đặc biệt, chúng ta phải thu nhập và xác minh tư liệu, rút ra những nhận xét, đánh giá về truyền thống khoa bảng cũng như việc đề ra những biện pháp để tích cực đẩy mạnh truyền thống hiếu học của địa phương Đức Thọ và của cả nước trong tình hình hiện nay. [B]

    Phạm vi nghiên cứu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề lớn, vừa mang tầm rộng lớn về mặt thời gian vừa mang tầm rộng lớn về mặt không gian. Do tầm hạn chế của các nguồn tư liệu cũng như thời gian và khả năng nghiên cứu của một sinh viên, đề tài không tham vọng tìm hiểu hết chiều dài của truyền thống khoa cử của nhân dân huyện Đức Thọ từ trước đến nay mà chỉ giới hạn trong thời kì phong kiến từ thế kỉ XI đến cuối XIX. [B]

    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. [B]Nguồn tư liệu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề xảy ra cách ngày nay rất lâu. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài cần đảm bảo chính xác phải dựa vào nguồn tư liệu gốc như: - “ [B][I]Lịch triều hiến chương loại chí [/I]" phần Khoa mục chí - Phan Huy Chú - NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội 1992. - “ [B][I]Quốc triều hương khoa lục [/I]" - Cao Xuân Dục – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Nhưng quan trọng hơn là nguồn tư liệu sưu tầm ở địa phương như: “[B][I]Địa chí huyện Đức Thọ[/I]", “ Các [B][I]nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn [/I]" do Thái Kim Đỉnh biên soạn; “ [B][I]Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Thọ [/I]" [B]Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, phương pháp hàng đầu và quan trọng nhất là phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Tuy nhiên do việc ghi chép hay nhận thức vấn đề của mỗi tác giả đôi chỗ không giống nhau, phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó, ngoài hai phương pháp chủ yếu trên thì còn được kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp điền dã, sưu tầm tư liệu địa phương, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp để rút ra kết luận, nhận xét đúng đắn nhất.

    [B]5. Đóng góp của khóa luận. - Đây là một công trình nghiên cứu mang tính chất “[I]chuyên" về vấn đề giáo dục khoa cử ở huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến cụ thể là từ thế kỉ XI đến cuối XIX. - Là tư liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này.

    [B]6. Bố cục của khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm 3chương như sau:
    Chương I: Đức Thọ, quê hương - con người - truyền thống.
    Chương II: Tình hình giáo dục và truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) trong thời kì phong kiến. Chương III: Nhận xét về truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ.


    [B]MỤC LỤC
    [TABLE="class: cms_table"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][B][I]Trang[/I][/B][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B]A - PHẦN MỞ ĐẦU[/B]
    1. Lý do chọn đề tài.[/TD]
    [TD]1
    1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Lịch sử vấn đề[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Đóng góp của khóa luận[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Bố cục của khóa luận[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B - PHẦN NỘI DUNG
    [I]Chương 1: [/I]ĐỨC THỌ, QUÊ HƯƠNG - CON NGƯỜI - TRUYỀN THỐNG
    1.1 Quá trình hình thành và sự thay đổi địa giới hành chính của huyện Đức Thọ.[/TD]
    [TD]7

    7
    7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên.
    1.2.1 Vị trí địa lý.[/TD]
    [TD]10
    10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2 Địa hình.[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3 Khí hậu[/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.4 Thổ nhưỡng[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3 Khái quát tình hình kinh tế.
    1.3.1 Nông nghiệp.[/TD]
    [TD]14
    14[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2 Thủ công nghiệp.[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.3 Thương nghiệp.[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4 Con người Đức Thọ.[/TD]
    [TD]17[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B][I]Chương 2: [/I][/B][B]TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ ( HÀ TĨNH) TRONG THỜI KÌ PHONG KIẾN[/B]
    2.1 Tình hình giáo dục.
    2.1.1 Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan.[/TD]
    [TD]20
    20
    20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2 Hệ thống trường lớp.
    2.1.2.1 Trường công.[/TD]
    [TD]22
    22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2.2 Trường Tư[/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.3 Tình hình nho sư và nho sinh ở huyện Đức Thọ.
    2.1.3.1 Tầng lớp nho sư.[/TD]
    [TD]25
    25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.3.2 Tầng lớp nho sinh[/TD]
    [TD]28[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2 Thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ qua các triều đại.
    2.2.1 Thời Lý - Trần - Hồ ( thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV)[/TD]
    [TD]31
    31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2 Thời Lê sơ - Mạc – Lê Trung Hưng (từ đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII ).[/TD]
    [TD]35[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3 Thời Nguyễn ( từ năm 1802 đến trước năm 1945 ).[/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3 Những dòng họ tiêu biểu về truyền thống khoa bảng ở huyện Đức Thọ.[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B][I]Chương 3: [/I][/B][B]NHẬN XÉT VỀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ[/B]
    3.1 Về thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến.[/TD]
    [TD]58

    58[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2 Đóng góp của các nhà khoa bảng huyện Đức Thọ với quê hương, đất nước.[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1 Đóng góp trên lĩnh vực văn chương – nghệ thuật[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2 Đóng góp trên lĩnh vực chính trị - quân sự[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3 Nguyên nhân của truyền thống hiếu học và khoa bảng của huyện Đức Thọ.[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4 Sự tiếp nối truyền thống học tập và khoa bảng trong hiện tại.[/TD]
    [TD]74[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B]C. PHẦN KẾT LUẬN[/B][/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/B][/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][B]PHỤ LỤC[/B][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...