Thạc Sĩ Bước Đầu Tìm Hiểu Truyện Kể Dân Gian Về Các Địa Danh ở Nam Bộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. PHẦN DẪN NHẬP
    Trang
    1. Lý do chọn đề tài
    4
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    5
    3. Lịch sử vấn đề
    7
    4. Đối tượng nghiên cứu
    10
    5. Phương pháp nghiên cứu
    11
    6. Đóng góp của luận án
    13
    7. Kết cấu luận án
    14
    B. PHẦN NỘI DUNG
    16
    CHƯƠNG 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ
    16
    I. Vùng đất Nam Bộ
    16
    I.1. Vùng đất Nam Bộ
    16
    I.2. Địa lý vùng đất
    17
    I.3. Lịch sử vùng đất
    19
    I.4. Con người vùng đất
    21
    I.5. Văn hoá vùng đất
    24
    II. Con người
    26
    II.1. Đối đầu với thiên nhiên
    26
    II.2. Đối đầu với thù trong giặc ngoài
    27
    II.3. Phác họa chân dung con người Nam Bộ
    29
    III. Sơ lược về sự hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh Nam Bộ
    31
    CHƯƠNG 2: Nhận xét tư liệu
    35
    I. Nhóm tư liệu sưu tầm
    36
    I.1. Bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
    36
    I.2. Truyền thuyết Việt Nam
    36
    I.3. Huyền thoại về tên đất
    36
    I.4. Các tư liệu tập hợp các truyện kể dân gian của vùng đất Nam Bộ
    37
    II. Nhóm tư liệu nghiên cứu
    38
    II.1. Những tư liệu về xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay
    38
    II.2. Những tư liệu địa lý (Địa chí, Địa phương chí)
    40
    II.3. Những tư liệu lịch sử
    42
    II.4. Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học
    46
    II.5. Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí chuyên ngành
    50
    CHƯƠNG 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ
    52
    I. Phân loại truyện kể địa danh
    52
    II. Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ
    54
    II.1. Cốt truyện
    56
    1.1. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên
    58
    1.2. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
    63
    1.3. Mô hình cốt truyện của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường
    68
    II.2. Thời gian và không gian nghệ thuật
    76
    2.1. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.
    76
    2
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    2.2. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
    79
    2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường
    82
    II.3. Nhân vật
    84
    3.1. Nhân vật của nhóm truyện kể điạ danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên
    84
    3.2. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
    90
    3.3. Nhân vật của nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường
    96
    C. KẾT LUẬN
    104
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    109
    E. PHẦN PHỤ LỤC
    120
    1. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh với thiên nhiên.
    122
    2. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
    160
    3. Nhóm truyện kể địa danh về đề tài con người với những quan hệ xã hội thế sự đời thường.
    194

    Lý do chọn đề tài:
    Nhắc đến Nam Bộ là nhắc đến một vùng đất văn hóa vừa thống nhất so với văn hóa dân tộc, vừa có những điểm độc đáo riêng mà tộc người Việt cùng các dân tộc anh em đã gầy dựng trên dưới 300 năm qua. Khắc họa chân dung văn hóa Nam Bộ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mảnh đất ấy vẫn còn nhiều điều mới mẻ, gợi nhiều khao khát khám phá, tìm hiểu.
    Trong quá trình tiếp cận nền văn hóa dân gian Nam Bộ, chúng tôi lưu ý đến một mảng truyện kể về địa danh tồn tại bền vững cùng với sự hình thành và phát triển của vùng đất mới. Mặc cho bao thăng trầm của lịch sử và thử thách của thời gian, mảng truyện kể dân gian ấy đã tự nhiên tồn tại, lưu truyền và phát triển với những đặc trưng cơ bản của một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc. Các truyện kể đi vào giải thích nguồn gốc tên đất, tên làng, tên sông, tên núi, tên những vị trí địa lý, địa hình của đất phương Nam. Những cốt truyện giải thích nguồn gốc kèm theo những địa danh quen thuộc đã ngân nga lên bao yêu thương trìu mến trong lòng người dân Việt. Thế nhưng, tập hợp các truyện kể về địa danh ấy lại, khảo sát và nghiên cứu bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học văn học dân gian, soi sáng từ góc nhìn Folklore học . vẫn còn là điều hoàn toàn mới mẻ. Các địa danh cùng tồn tại với một cốt truyện dân gian tương ứng giải thích nguồn gốc tên gọi vẫn còn là những hạt ngọc nằm vùi trong lòng phù sa phương Nam chưa ai khai quật và góp nhặt, mài dũa để nó rực rỡ hơn với một vị trí xứng đáng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
    Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về những địa danh ở vùng đất mình đang sống, chúng tôi mong có dịp lật những lớp bụi thời gian chưa dày phủ lên nền văn hóa phương Nam, góp một cái nhìn khoa học khảo sát một đề tài mà chúng tôi rất đỗi quan tâm. Đó là “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ”.
    Trong lúc lựa chọn đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình, chúng tôi không ngại ngần tìm đến vùng quê Nam Bộ, góp nhặt sưu tầm tư liệu và khao khát đóng góp một cái nhìn mới về những cốt truyện dân gian ẩn nấp đàng sau những địa danh quen thuộc.
    4
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    Thật vui mừng nhưng cũng lắm âu lo. Vui mừng, bởi đề tài địa danh Nam Bộ đã từng được mổ xẻ và thu hút nhiều công trình nghiên cứu công phu nhưng tất cả chỉ ở những lĩnh vực như địa danh học, ngôn ngữ học ., khác với góc độ thi pháp học Folklore mà chúng tôi đang dùng để xác định đối tượng khảo sát của mình. Và âu lo cũng từ chỗ đó. Gánh nặng của người tìm kiếm, khảo sát, nghiên cứu quả không đơn giản. Chỉ sợ không đủ tài, đủ lực. Nhưng cái tâm, cái lòng dành cho đất phương Nam luôn tràn đầy giúp cho chúng tôi tự tin hơn. Trên hành trình khoa học đi tìm cái đẹp lắm gian nan đầy thử thách này, chúng tôi rất tin tưởng vào sự ủng hộ, động viên, hỗ trợ nhiệt tình của quí thầy cô, các bậc học giả và bạn bè đồng nghiệp thân kính của mình. Và chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này “Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
    Đề tài này vừa mới, vừa rộng; tuy nhiên, trong giới hạn của luận án,
    chúng tôi chỉ mong – và cố gắng – thực hiện các mục đích và nhiệm vụ bước đầu như sau:
    1. Tìm hiểu về vùng đất Nam Bộ – nơi hình thành và lưu truyền những truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Để thực hiện được mục đích này, chúng tôi đã cố gắng trong chừng mực có thể, sưu tầm những tư liệu lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị về vùng đất này. Đặc biệt là những công trình biên khảo công phu về Nam Bộ của những học giả đã gắn cả cuộc đời mình với Nam Bộ, viết về Nam Bộ như cụ Vương Hồng Sển, nhà văn Sơn Nam, các học giả Huỳnh Minh, Nguyễn Văn Hầu
    2. Lập một phụ lục, tập hợp những truyện kể dân gian về nguồn gốc các địa danh Nam Bộ mà chúng tôi đã sưu tầm được (1). Để thực hiện điều này, chúng tôi tìm kiếm và chọn lọc từ những tài liệu sưu tầm trong dân gian, những truyện kể địa danh trong tác phẩm của các chuyên gia sưu tầm văn học dân gian như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hữu Hiếu, Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, tập thể khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ
    3. Tiến hành phân loại truyện kể địa danh Nam Bộ thành các nhóm truyện khác nhau để thuận lợi hơn trong quá trình khảo sát: Ở đây, nhiệm vụ khó khăn là chúng tôi xác định những tiêu chí phân chia sao cho hợp lý mà bao quát
    5
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    được truyện kể địa danh Nam Bộ. Để từ đó mới có thể rút ra những hiện tượng có tính lặp lại (motip) trong các tác phẩm dân gian. Nguồn truyện kể địa danh Bắc Bộ và cách thức phân loại của các nhà nghiên cứu đi trước là một nguồn tham khảo quí giá. Đó là các công trình của giáo sư Đỗ Bình Trị, của Trần Thị An, Nguyễn Bích Hà
    4. Khảo sát các nhóm truyện đã phân loại để bước đầu xác lập những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ như cốt truyện, thời gian và không gian nghệ thuật, nhân vật. Đây là mục đích chính yếu của luận án và cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì hầu hết là những tìm kiếm bước đầu, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều điều bất cập. Thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi tin rằng, ngay cả sai lầm hoặc hạn chế cũng là kinh nghiệm quí báu cho những công trình nghiên cứu chuyên sâu sau này. Và với mục đích đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất những ý kiến riêng.
    3. Lịch sử vấn đề:
    Ơû đây, chúng tôi xin phép nêu vắn tắt phần lịch sử vấn đề vì chúng tôi sẽ trở lại một cách chi tiết, cụ thể hơn ở chương II - chương Nhận xét tư liệu.
    Về tư liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi tạm thời phân chia như sau:
    A. Nhóm tư liệu sưu tầm:
    ư Về các công trình sưu tầm chung cho truyện kể dân gian Việt Nam: Hầu như các nhà sưu tầm bỏ quên mảng truyện kể dân gian về nguồn gốc các địa danh ở Nam Bộ. Ta thấy sự mất cân đối về tỉ lệ các truyện xuất hiện: Ví dụ: Chỉ có một truyện về địa danh Nam Bộ trong tổng số năm tập “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”(7). Tương tự như thế là 2/100 trong “Truyền thuyết Việt Nam” (86), 5/68 trong “Huyền thoại về tên đất” (104).
    ư Về các công trình tập hợp riêng truyện kể dân gian Nam Bộ: Các nhà sưu tầm có chú ý đến mảng truyện kể địa danh nhưng không có sự phân loại rõ ràng. Vì thế mảng tư liệu này nằm lẫn lộn trong những truyện kể dân gian khác. Và cho đến nay, vẫn chưa có một công trình sưu tầm nào dành riêng cho một sự tập hợp các truyện kể địa danh Nam Bộ.
    6
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    B. Nhóm tư liệu nghiên cứu:
    ư Những tư liệu xã hội, những sưu khảo về địa danh xưa và nay:
    Những công trình này hoàn toàn chưa xác định con đường đi sâu nghiên cứu địa danh dù là ở góc độ nào. Vì thế, các tác giả viết về các địa danh một cách sơ lược theo kiểu điểm danh địa danh, mà không hề có chủ đích sưu tầm cũng như nghiên cứu truyện kể địa danh.
    ư Những tư liệu địa chí:
    Như tên gọi, các công trình địa chí là những công trình nghiên cứu tổng hợp về nhiều lĩnh vực ở một địa phương nào đó. Sự xuất hiện không nhiều của một vài truyện kể địa danh – kể cả ở phần phụ lục – được coi như những tài liệu sưu tầm chưa tập trung
    ư Những tư liệu lịch sử:
    Phần tư liệu này, chủ yếu, nhìn địa danh ở góc độ địa bạ, hành chính, nhằm xác định địa danh ở một độ lùi lịch sử nhất định và góp phần so sánh địa danh (Tên Hán và tục danh, truyền thuyết và lịch sử ). Dù không đi vào nghiên cứu địa danh nhưng các tư liệu này lại giúp ích cho công việc nghiên cứu địa danh – dù ở góc độ nào. Và đặc biệt chúng có ý nghĩa với việc khảo sát vùng đất – nơi hình thành và lưu truyền những truyện kể địa danh.
    ư Những tư liệu nghiên cứu địa danh dưới cái nhìn ngôn ngữ học:
    Những công trình này tiếp cận gần hơn với việc nghiên cứu địa danh. Tuy nhiên, vì góc độ nghiên cứu vốn đã khác nên việc xác định đối tượng nghiên cứu cũng hoàn toàn khác. Đi sâu tìm hiểu, ta nhận thấy các công trình này đã khảo sát địa danh bằng sự hỗ trợ đắc lực của từ nguyên học – truy nguyên nguồn gốc từ ngữ địa danh, chứ không phải truy nguyên một truyện kể giải thích nguồn gốc địa danh.
    Một bên là tìm ra mối quan hệ giữa cái vỏ ngôn ngữ và ngữ nghĩa. Một bên là tìm ra sự liên hệ giữa địa danh và một chi tiết, sự kiện, nhân vật nào đó trong cốt truyện giải thích địa danh. Vì vậy, những công trình này chỉ có thể được coi như những tư liệu tham khảo khi nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn Folklore học.
    ư Một số bài nghiên cứu truyện kể địa danh trên các tạp chí chuyên ngành: 7
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    Đáng chú ý hơn cả trong phạm vi tư liệu được đề cập là những công trình nghiên cứu này. Đây là những công trình chỉ được công bố rải rác, không liên tục và chưa thành một hệ thống chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành.
    Xét về mặt lịch sử vấn đề, những công trình nêu trên như những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu địa danh – từ việc xác định đối tượng là những truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc địa danh. Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ giới hạn phạm vi khảo sát ở những truyện kể địa danh Bắc Bộ và Trung Bộ. Mặc dù vậy, đây vẫn là những đóng góp rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc khai mở một hướng đi, một hướng nghiên cứu mới cho đề tài của chúng tôi.
    Như vậy, về đề tài tìm hiểu truyện kể dân gian giải thích nguồn gốc về các địa danh ở Nam Bộ, chưa có một công trình nào trước đó đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống. Kể cả đối với truyện kể dân gian Nam Bộ nói chung.
    4. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là những truyện kể dân gian về các địa danh Nam Bộ. Trong một số bài nghiên cứu về địa danh dưới góc độ Folklore học, chúng tôi nhận thấy một số nhà nghiên cứu có dùng thuật ngữ “Truyền thuyết địa danh” (32 và 120). Tuy nhiên, khi khảo sát các tư liệu sưu tầm được, có một thực tế là có mảng truyện giải thích khá hoang đường về sự hình thành địa danh, có mảng truyện lại gắn liền với các nhân vật, sự kiện lịch sử, lại có mảng truyện thiên về chuyện thế sự đời thường. Xét thấy ranh giới giữa thần thoại, truyền thuyết lịch sử và cổ tích không có sự phân định rõ ràng trong các tác phẩm dân gian giải thích nguồn gốc các địa danh Nam Bộ nên chúng tôi lạm nghĩ thuật ngữ “Truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ” - mà chúng tôi xin được phép gọi tắt là "Truyện kể địa danh Nam Bộ" – là một thuật ngữ phù hợp và bao hàm đối tượng nghiên cứu của luận án này.
    - Đây là những truyện kể dân gian về địa danh Nam Bộ. Nói một cách đầy đủ hơn, đó là những truyện kể dân gian giải thích về nguồn gốc các địa danh Nam Bộ. Chúng ra đời, lưu truyền và tồn tại như một chỉnh thể nghệ thuật, có cốt truyện, có không gian và thời gian nghệ thuật và có nhân vật, sự kiện (79).
    - Địa danh không có cốt truyện(1) không phải là đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận án này.
    8
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    - Những địa danh có cốt truyện phải là những địa danh xuất hiện ở Nam Bộ và về những địa danh ở Nam Bộ – đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gọi một cách ngắn gọn là "Truyện kể địa danh Nam Bộ".
    - Cuối cùng, giới hạn của thuật ngữ "địa danh" xin được hiểu rằng đó là tên gọi của vùng đất (gắn với địa hình của: núi, non, hòn, gò, vồ, cù lao, sông, rạch, kinh, mương, ao hồ, vũng, bàu, đìa, đồng, bưng, bãi .), là tên gọi của một đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, vùng, làng, xã, ấp, chợ .) và kể cả các công trình phúc lợi (cầu, cống, đập .) và những di tích văn hóa tín ngưỡng trong nhân dân (đình, chùa, miếu, mạo .) mà tên gọi của công trình, di tích ấy đã trở thành tên gọi chung được xác định, khoanh vùng, hay nói cách khác là chúng trở thành một địa điểm đánh dấu địa danh.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Cơ sở lý luận làm nền tảng cho luận án là phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian, trong đó người viết có sử dụng các thuật ngữ của khoa nghiên cứu văn học đã được giới thuyết và thay đổi cho phù hợp với việc nghiên cứu văn học dân gian. Bên cạnh đó, thi pháp học cấu trúc (40) cũng được dùng để soi sáng các đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ.
    Ngoài ra là những phương pháp quen thuộc trong nghiên cứu khảo sát:
    ư Phương pháp so sánh lịch sử và loại hình: Người viết đặt các truyện địa danh Nam Bộ vào bối cảnh lịch sử xã hội khi nó ra đời để tìm ra những qui luật khách quan chi phối sự phát triển của nó. Đồng thời có sự phân biệt vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long để tìm ra những sự khác biệt cơ bản, sự ảnh hưởng tác động qua lại của hai vùng văn hóa nói chung và truyện kể địa danh nói riêng.
    ư Phương pháp thống kê hệ thống: Người viết tóm tắt tất cả các truyện kể địa danh sưu tầm được, đồng thời khảo sát, phân loại và mô hình hóa các cốt truyện, thời gian và không gian, nhân vật để tìm ra những hiện tượng lặp đi lặp lại có tính hệ thống. Cuối cùng rút ra các đặc điểm thi pháp.
    ư Phương pháp phân tích – đối chiếu: Không chỉ phân tích các truyện kể, người viết còn đối chiếu với các thể loại khác của văn học dân gian như thần thoại, cổ 9
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    tích, truyền thuyết lịch sử . để từ đó thấy rõ sự khác biệt, mối quan hệ, góp phần tìm hiểu phát hiện những đặc điểm nổi bật của thi pháp truyện kể địa danh.
    ư Phương pháp sưu tầm và thẩm định tư liệu: Tập hợp, chọn lọc sắp xếp nguồn tư liệu truyện kể địa danh Nam Bộ. Và trong điều kiện cho phép, người viết đã thẩm định một số tư liệu ở địa phương. Đồng thời xác định cái "cốt dân gian" trong những truyện kể có tồn tại dị bản và cả những truyện đã được nhào nặn qua tay người sưu tầm.
    ư Trình tự nghiên cứu:
    + Đi vào những vấn đề cơ bản:
    Xác định đối tượng ( sưu tầm, chọn lọc).
    Phân loại tư liệu (sắp xếp, hệ thống).
    Tìm hiểu vùng đất (tham khảo).
    + Nghiên cứu các đặc điểm: Bằng cách sử dụng khai thác một cách hiệu quả các phương pháp đã nêu
    ư Đảm bảo các nguyên tắc khi nghiên cứu:
    Am hiểu vùng đất – nơi sản sinh và lưu truyền truyện kể địa danh.
    Phân loại thành các nhóm truyện theo một tiêu chí hợp lý.
    Bám sát văn bản truyện kể – đặc biệt là cái "cốt dân gian"
    Chú ý những hiện tượng mang tính lặp lại hoặc những hiện tượng xuất hiện với tần số cao, với một tỷ lệ đáng lưu ý.
    6. Đóng góp của luận án:
    Thứ nhất, lần đầu tiên chúng tôi tập hợp lại, dù chưa thể đầy đủ tất cả, các truyện kể địa danh liên quan đến vùng đất Nam Bộ mà chúng tôi chọn lọc từ nhiều tư liệu sưu tầm. Điều này tạo cơ sở tư liệu cần thiết cho những công trình nghiên cứu khác về truyện kể địa danh. Sự phân chia truyện kể địa danh Nam Bộ thành nhiều nhóm truyện cũng nhằm nêu lên một tiêu chí phân loại khác để làm phong phú hơn những cách thức phân loại đã có.
    10
    Böôùc ñaàu tìm hieåu truyeän keå daân gian veà caùc ñòa danh ôû Nam Boä
    Thứ hai, luận án dành hẳn một chương để tổng kết lại quá trình sưu tầm và nghiên cứu về địa danh và truyện kể về địa danh ở Việt Nam để người đọc có cái nhìn bao quát về lịch sử vấn đề
    Thứ ba, để góp phần làm rõ diện mạo của một thể loại văn học dân gian Nam Bộ, luận án đã bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp nổi bật và một số hiện tượng có tính lặp lại trong truyện kể địa danh Nam Bộ. Từ đó, luận án tạo tiền đề cần thiết cho những công trình nghiên cứu có cùng đề tài tiếp theo để đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ vốn còn mới mẻ nhưng đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ.
    7. Kết cấu luận án:
    Luận án chia làm 3 phần:
    Phần Dẫn Nhập 11 Trang
    Phần Nội Dung: Gồm 3 chương: 87 Trang
    Chương 1: Tìm hiểu vùng đất – nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (18 trang).
    Chương 2: Nhận xét tư liệu (17 trang).
    Chương 3: Bước đầu tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của truyện kể địa danh Nam Bộ (52 trang).
    Kết Luận: 5 Trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...