Luận Văn Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉn

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Việc có được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhận và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu của nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề. Sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển xã hội.

    Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã giành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên mà nhất là lứa tuổi 17 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp PTH mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”. Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh PTTH nói riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định hướng của cha mẹ, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học Đại học với số lượng hạn chế mà nhà trường Đại học có thể tiếp nhận Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình, các em chưa thấy được nghề nào trong xã hội cũng là cao quý, chưa thấy được và còn định kiến với những nghề bình thường, và chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là những nghề thời thượng, vinh quang và cao quý. Từ đây có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn nghề. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức sự lựa chọn đó vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế đất nước. Chỉ có một hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học khi chọn nghề, đảm bảo các yêu cầu nói trên, đó là công tác hướng nghiệp.

    Rõ ràng, vấn đề nghề nghiệp đang trở nên tối quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tương lai của một cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đến lợi ích của cộng đồng và của cả đất nước. Trong thế kỉ XXI này, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với các giai đoạn trước đây. Nó trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và đặt các bạn trẻ đứng trứớc những sự lựa chọn và thách thức để có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Xã hội mới, thế giới nghề nghiệp mới đòi hỏi mỗi người phải có trong tay ít nhất một nghề và biết được nhiều nghề, có khả năng di chuyển nghề nghiệp, có năng lực, tự tạo được việc làm trong bất kì hoàn cảnh sống nào. Vì vậy, các bạn trẻ nhất thiết phải lựa chọn riêng cho mình một nghề nghiệp một cách đúng đắn.

    Để làm được điều này, các bạn trẻ rất cần tới sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm. Sự trợ giúp đó là rất cần thiết để mỗi thanh niên có thể tự lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Nói khác đi đó chính là công tác hướng nghiệp. Chủ thể điều khiển của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh có thể là nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, trung tâm hướng nghiệp và các nhóm không chính thức khác của học sinh. Xung quanh việc hướng nghiệp cho các em học sinh có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng việc hướng nghiệp cho các em học sinh là vai trò chỉ thuộc về riêng nhà trường thầy cô giáo. Cũng có ý kiến khác lại cho rằng: “Học sinh PTTH ngày càng ít chịu ảnh hưởng của gia đình trong định hướng nghề nghiệp của mình. Gia đình hiện đại theo xu thế mới là để con em mình tự giải quyết lấy nghề nghiệp trong tương lai”. Những ý kiến đó đều hạ thấp hay không quan tâm đúng mức đến vai trò của gia đình, nhất là các bậc cha mẹ với tư cách là chủ thể hướng nghiệp cho con cái.

    Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là phải có những nghiên cứu khoa học cần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ. Từ đó đưa ra những luận cứ khoa học và những biện pháp hữu hiệu giúp các bậc cha mẹ có thể làm tốt vai trò của mình trong công tác hướng nghiệp cho con cái, để con cái có được sự lựa chọn đúng đắn trong thế giới nghề nghiệp. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

    2. Đối tượng nghiên cứu:

    Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên.

    3. Mục đích nghiên cứu:

    Chỉ ra thực trạng vấn đề hướng nghiệp của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên.

    Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ tại địa phương nhằm giúp các em hóc sinh có được những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp sau khi tốt nghiệp.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    4.1. Nghiên cứu lý luận: Làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan đế đề tài:

    - Khái niệm nghề nghiệp.

    - Sự lựa chọn nghề nghiệp

    - Khái niệm hướng nghiệp và bản chất tâm lý của hoạt động nghề nghiệp.

    - Một số đặc điểm tâm lý của các bậc cha ẹm có con học bậc PTTH ( nhất là học lớp 12).

    4.2. Nghiên cứu thực tiễn:

    Nghiên cứu thực trạng vấn đề hướng nghiệp của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên trên các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi cụ thể. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị dựa trên cơ sở kết qủa nghiên cứu thực tiễn của đề tài.

    5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu:

    120 bậc cha mẹ có con học lớp 12 ở huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên. Trong đó:

    Xã Lê Lợi: 40 bậc cha mẹ

    Xã Đình Phùng: 30 bậc cha mẹ

    Xã Nam Cao: 30 bậc cha mẹ

    Xã Hồng Thái: 20 bậc cha mẹ

    6. Phương pháp nghiên cứu:

    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các kái niệm công cụ của đề tài.

    6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng bản hỏi với các câu hỏi đóng, mở nhằm thu thập thông tin làm cơ sở thực tế cho đề tài.

    6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có thêm thông tin cho đề tài một cách chân thực và rõ ràng, chúng tôi tiến hành đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn sâu một số bậc cha mẹ tại địa phương.

    6.4. Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phuơng pháp này để xử lý những số liệu thu được từ kết quả điều tra.

    7. Giả thuyết nghiên cứu:

    Theo nhận định ban đầu, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết:

    - Đa phần các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên đã có những biểu hiện tích cực đối với việc hướng nghiệp cho con cái.

    - Một số bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con cái nên chưa có thái độ tích cực hoặc có thái độ sai lệch về vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...