Luận Văn Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống mây - tre phú vinh - phú nghĩa – chương mỹ - hà nộ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU

    1. lý do chọn đề tài 4
    2.lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
    3.Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 6
    4.nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 7
    5. đóng góp của đề tài 8
    6.Bố cục tiểu luận: ngoài phần mục lục, mở đầu và tài liệu tham khảo thì bố cục gồm 3 chương:
    Chương 1: Chương 1 - khái quát điều kiện Phát triển và đặc điểm của nghề thủ công Mây - Tre phú vinh 11
    Chương 2: làng nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh. 16
    Chương 3: những đóng góp của nghề Mây - Tre và một số giải pháp, hướng đi cho nghề Mây Tre. 29
    B. NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ THỦ CÔNG MÂY - TRE PHÚ VINH.
    1.1 : Mấy vấn đề về điều kiện tự nhiên và con người: 8
    1.1.1 : Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của xã phú nghĩa nói chung.8
    1.1.2 : sự ra đời của làng nghề Mây - Tre phú vinh 10
    1.1.3 : Cuộc sống và con người nơi làng nghề 12
    1.1.4 :đặc điểm nghề thủ công truyền thống Mây - Tre Phú Vinh 12
    1.1.5 :Những nhân tố ảnh hưởng đến sự Phát triển của nghề Mây tre 14
    CHƯƠNG 2 - LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG MÂY - TRE PHÚ VINH.
    2.1 : nguyên liệu và vấn đề về kỹ thuật : 16
    2.1.1: nguyên liệu 16
    2.1.2 : vấn đề kỹ thuật 16
    2.1.3 : dụng cụ 29
    2.1.4 : các loại hình sản phẩm 29
    CHƯƠNG 3 - NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHỀ MÂY - TRE VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, HƯỚNG ĐI CHO NGHỀ MÂY TRE.
    3.1 : những đóng góp của nghề mây tre phú vinh thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa : 29
    3.1.2 tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định Xã hội 30
    3.1.3 "phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây - Tre Phú Vinh. 32
    3.2 : những giải pháp, hướng đi cho nghề mây tre 34
    3.2.1 : đa rạng hóa loại hình sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
    3.2.2 : vấn đề công nghệ và cải tiến công nghệ 34
    3.3 : Những kiện nghị tới các cấp - ban - ngành nhằm tạo điều kiện cho sự Phát triển của nghề Mây - Tre. 35
    C. KẾT LUẬN 36
    D. TÀI KIỆU THAM KHẢO 37
    E. PHỤ LỤC


    A. MỞ ĐẦU.

    1. Lý do chọn đề tài:

    Hà Tây(nay là Hà Nội) vốn được xem là mảnh đất trăm nghề thế nhưng biết được tên trăm nghề thì dễ còn hiểu được trăm nghề thì dễ có mấy ai, mọi người cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa" mà thôi chính vì lẽ đó mà vấn đề nghề và làng nghề vốn được xem như là vấn đề "cơm áo gạo tiền" của những người nông dân lại chẳng mấy khi được quan tâm, coi trọng và hiểu hết cho nên trong những năm gần đây có những làng nghề đã từng tồn tại cả mấy trăm năm đang có nguy cơ bị "bốc hơi", nó mất đi ngay cả khi nó đang còn có những cơ hội để Phát triển bởi những lý do rất đơn giản: Nhà nước thì thiếu đầu tư, thiếu qui hoạch, chưa quan tâm đúng mức, Xã hội thờ ơ với những sản phẩm thủ công, người dân chỉ thích "chuộng đồ ngoại", lúc nào cũng chỉ coi đồ ngoại là tốt cho nên dần coi nhẹ những thứ vốn gần gũi và thân thiện với mình. còn người trong nghề thì dẫu có tâm huyết với nghề nhưng vẫn cần phải lo cơm áo với bản thân và gia đình cho nên dễ lung lay, phải chuyển nghề khi không tự "mò mẫm" tìm được hướng đi cho sản phẩm của mình, không nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, được trợ giá như khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tác động như năm vừa rồi và còn rất nhiều lý do khiến nghề ngày càng bị mai một.
    Với mong muốn góp chút sức mọn và thêm một tiếng nói đồng thuận với người dân làng nghề, Là một sinh viên thuộc chuyên ngành Lịch sử văn hoá lại được sinh ra trên mảnh đất trăm nghề (Hà Tây) ,lại có điều kiện gần gũi với nghề nên tôi quyết định chọn "nghề thủ công truyền thống mây tre phú vinh" làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu để mọi người biết tầm quan trọng của nghề, trân trọng những giá trị đồng thời có những quan tâm Đầu tư đúng mức tạo động lực cho sự tồn tại và Phát triển lâu dài của nghề thủ công Mây Tre phú vinh.
    2: Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Nghề thủ công truyền thống Mây Tre mặc dù đã có Lịch sử mấy trăm năm (khoảng thế kỷ XVI, XVII) thế nhưng phải thừa nhận rằng mức độ quan tâm của các nhà chuyên môn cũng như sự Đầu tư cho việc đi sâu nghiên cứu để có thể đưa ra những công trình, những đầu sách mang tính chuyên sâu hay giáo trình giảng dạy thì hầu như là chưa có, nếu có thì cũng chỉ là những bài viết lẻ tẻ mang tính giới thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề mà không hề theo một hệ thống nhất định nào. tuy nhiên theo tôi được biết thì có một nghệ nhân của làng nghề đó là ông Nguyễn Văn Trung, cả đời ông đã tâm huyết sống chết với nghề, với mong muốn truyền lại nghề, truyền lại tri thức cho thế hệ mai sau tiếp nối sự nghiệp, Phát triển nghề mây tre nên ông đã biên soạn được cuốn "giáo trình truyền nghề mây tre đan chương trình trung cấp" từ năm 1986 thế nhưng thật đáng tiếc là vì một vài lý do khiến ông chưa thể in thành sách để cho những người yêu nghề, muốn học hỏi và nghiên cứu nghề mây tre có thể tiếp cận và tham khảo, quả thực đó là một điều rất đáng tiếc. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà những người có nhu cầu tìm hiểu e ngại bởi vì thực tế thì cũng đã có rất nhiều bài viết được đăng trên báo, các trang mạng Điện tử cho mọi người tham khảo và nếu có nhu cầu đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn thì nên tìm đến làng nghề và những người như ông nguyễn văn trung bởi ông sẵn sàng giúp đỡ và tặng cuốn giáo trình mà ông đã viết.
    Với đề tài này của tôi cũng chỉ mong có thể giới thiệu tới mọi người thực trạng của làng nghề và cũng là bước đầu nghiên cứu đi theo một phương pháp và hệ thống nhất định để những ai quan tâm thấy rõ và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn để ngỏ của nghề và làng nghề.
    3: Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
    "Bước đầu tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa – Chương Mỹ - Hà Nội" phải nói đây là một đề tài khá mới mẻ, mới đối với cả người nghiên cứu và nghề được nghiên cứu. trước một thực trạng đáng lo ngại về sự tồn tại của một làng nghề lâu năm vốn có rất nhiều đóng góp vào việc tạo lập và ổn định cuộc sống hơn thế nữa còn có thể làm giàu cho người dân nếu biết tìm lối đi cho nghề, đặc biệt nếu tìm hiểu kỹ về làng nghề thì ta còn thấy đây không đơn thuần là một nghề thủ công chỉ nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị vật chất mà đây còn là một nghề có tính nghề thuật rất cao bởi vậy giá trị tinh thần của nó là một điều không thể nói hết, nó góp phần làm phong phú thêm cho sự đa dạng văn hóa và bản sắc văn hóa của dân tộc.
    Mặc dù nghề thủ công Mây Tre hiện nay đã có sự mở rộng ra nhiều nơi trong và ngoài tỉnh thậm chí ngoài Việt Nam thế nhưng do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành "tìm hiểu nghề thủ công truyền thống Mây Tre Phú Vinh - Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội" hơn nữa cũng vì nguy cơ mai một của nghề tại chính nơi nó sinh ra vì thế tôi chỉ tìm hiểu ở một phạm vi hẹp hy vọng những người đi sau có điều kiện sẽ tìm hiểu rộng và nghiên cứu kỹ hơn để hoàn thiện vấn đề.
    4: Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
    ã Nguồn tài liệu
    để hoàn thành tài liệu này ngoài việc tham khảo các loại sách thuộc về chuyên nghành nghiên cứu văn hoá và các nghề thủ công khác thì những bài viết trên các trang mạng Điện tử cũng góp phần rất quan trọng để hoàn thành bài tiểu luận, đặc biệt phải kể đến đó là sự giúp đỡ và nguồn tài liệu của nghệ nhân làng nghề Nguyễn Văn Trung đồng thời cũng phải dựa vào một phần sự hiểu biết của bản thân do từ khi còn nhỏ đã được tiếp cận và làm nghề.
    ã Phương pháp nghiên cứu
    để hoàn thành tiểu luận này tôi dùng phương pháp duy vật Lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu, tìm hiểu về sự ra đời của nghề thủ công Mây Tre truyền thống phú vinh cũng như đặc điểm dân cư có tác độnh như thế nào từ đó xác định những thuận lợi cũng như khó khăn trong cuộc cuộc sống, hoạt động của làng nghề.
    đặc biệt để hoàn thành tiểu luận thì phươn pháp thực tế điền dã, quan sát, ghi chép, chụp hình, miêu tả là nhân tố chính đảm bảo cho tiểu luận hoàn thành nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.
    5: Đóng góp của đề tài
    Ở mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học thì đều nhằm một mục đích là nhằm ứng dụng vào một lĩnh vực nào đó của cuộc sống và đây cũng vậy, dù chỉ là một đề tài nhỏ mang tính tập sự thế nhưng nó cũng có những đóng góp nhất định và dần làm sáng tỏ vấn đề được đưa ra nghiên cứu.
    điều đầu tiên mà đề tài này này hướng tới đó là đưa vấn đề được nghiên cứu đi theo một hệ thống có tính khoa học nhất định trong việc nghiên cứu, bởi lẽ từ trước đến nay vấn đề này thường chỉ được thực hiện dưới những dạng bài viết ngắn đăng trên các trang báo bởi vậy với đề tài này mong rằng có thể khắc phục được những hạn chế đó để những người có nhu cầu tìm hiểu có điều kiện tiếp cận sâu hơn vấn đề và mục đích cuối cùng là giữ gìn và Phát triển làng nghề trong tương lai.
    Thứ hai là thông qua đề tài "tìm hiểu làng nghề thủ công truyền thống Mây Tre phú vinh" ta có thể hiểu được con người, cuộc sống và sinh hoạt kinh tế của người dân làng nghề.
     
Đang tải...