Luận Văn Bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa và cấu trúc của kiểu câu quá trình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:

    1. Lý do chọn đề tài

    Lịch sử nghiên cứu cú pháp trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều trường phái ngữ pháp lớn như: ngữ pháp điển chế, ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp cải biến tạo sinh, ngữ pháp ngữ nghĩa, ngữ pháp chức năng Trong đó, xu hướng hiện nay nổi lên là ngữ pháp chức năng và ngữ pháp ngữ nghĩa đã cho thấy nhiều điểm mạnh trong nghiên cứu cú pháp.


    Theo cách tiếp cận ngữ nghĩa – chức năng, câu có thể được xem xét ở ba siêu chức năng khác nhau đó là chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản. Khi câu được nhìn nhận từ góc độ chức năng liên nhân, câu thể hiện mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, trong đó người nói thể hiện thái độ của mình đối với người nghe, tác động đến người nghe, và thể hiện cách nhìn đối với sự thể được nói đến. Xem xét câu trong chức năng này là xem xét câu như một sự trao đổi (clause as an exchange). Khi câu được nhìn nhận từ chức năng văn bản, nó được xem xét như là phương tiện tổ chức mặt nghĩa của văn bản, tức là gắn nghĩa của câu với nghĩa của những câu đứng trước, đứng sau, cũng như gắn câu với ngữ cảnh, với tình huống bên ngoài lời nói. Xem xét câu trong chức năng này là xem xét câu như một thông điệp (clause as an message). Cuối cùng, nhìn từ chức năng kinh nghiệm, câu biểu hiện những kinh nghiệm mà con người trải qua về các sự thể được nói đến hoặc nghĩ đến, tức là câu phản ánh kinh nghiệm. Khi xét theo chức năng này, câu được nhìn nhận như là sự thể hiện (clause as an representation)
    Câu như một thông điệp, câu như sự thể hiện và câu như một sự trao đổi chỉ là một loại câu duy nhất nhưng được nhìn từ ba chức năng khác nhau mà nó phản ánh, được tạo ra từ ba mặt của bình diện nghĩa của câu, chúng cùng tồn tại và hành chức trong câu. Trong đó, câu như một sự thể hiện chính là cách nhìn nhận câu từ góc độ nghĩa biểu hiện. Nghĩa biểu hiện và phân loại câu theo nghĩa biểu hiện đã được nhiều nhà ngữ pháp ngữ nghĩa - chức năng như Halliday, Dik, Chafe nghiên cứu.
    ở Việt Nam quan điểm cho rằng có thể phân tích và phân loại theo nghĩa biểu hiện là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu và một số nhà Việt ngữ học đã bước đầu ứng dụng hiệu quả vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở tính gợi mở, chưa thực sự làm nổi bật bản chất và các đặc điểm ngữ nghĩa cũng như cú pháp của từng kiểu câu biểu hiện đó. Thậm chí ngay cả những tiêu chí phân loại và các kết quả phân loại câu theo nghĩa biểu hiện tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong giới nghiên cứu. Do đó một công trình nghiên cứu về từng tiểu loại câu biểu hiện để tìm ra các đặc trưng của nó và phân biệt với những kiểu câu biểu hiện khác là một sự cần thiết. Từ đó sẽ góp phần củng cố những quan điểm phân loại của các tác giả đi trước, cũng như thấy rõ hơn các đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của kiểu câu đó. Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa và cấu trúc của kiểu câu quá trình”, chúng tôi không nằm ngoài mong muốn đó.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Câu biểu hiện quá trình là loại câu cơ bản trong mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Tuy nhiên việc tìm hiểu cụ thể đặc điểm ngữ nghĩa của kiểu câu này và sự thể hiện của nó ở bình diện cú pháp tiếng Việt mới chỉ dừng lại ở mức sơ lược và chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, khoá luận mong muốn bước đầu xem xét đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của kiểu câu này trên cứ liệu tiếng Việt. Từ đó bước đầu gợi mở hướng đi cho các nghiên cứu về những kiểu câu biểu hiện khác của chúng tôi sau này. Tóm lại, việc phân tích kiểu câu này trên bình diện ngữ nghĩa và cú pháp là nhằm có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về cấu trúc ngữ nghĩa ngữ pháp của kiểu câu này trong thực tiễn sử dụng của tiếng Việt.
    3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
    + Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp thống kê, phân loại: Các tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được thống kê đầy đủ dựa trên sự phân tích, từ đó quy vào từng tiểu loại theo từng tiêu chí cụ thể. Kết quả của các phương pháp thống kê, so sánh sẽ được miêu tả kĩ để đi đến kết luận.
    - Phương pháp mô tả: Chúng tôi sẽ mô tả các cứ liệu thu thập được theo các thủ pháp: phân tích dựa vào ngữ cảnh, phân tích ngữ nghĩa, phân tích cấu trúc để tổng hợp và rút ra các kết luận về đặc điểm về ngữ nghĩa và cấu trúc của kiểu câu quá trình trong tiếng Việt.
    Trong quá trình nghiên cứu, một loạt các thủ pháp cải biến như lược, thay thế, bổ sung, sẽ được sử dụng một cách linh hoạt nhằm làm bộc lộ bản chất (hình thức, ngữ nghĩa) của kiểu câu quá trình.
    + Về nguồn tư liệu:
    Chúng tôi thu thập các cứ liệu từ nhiều nguồn. Do đặc điểm ngữ nghĩa của loại câu quá trình mà các nguồn tư liệu của chúng tôi phần lớn được trích từ các ví dụ trong từ điển tiếng Việt, nhiều truyện ngắn ở các giai đoạn khác nhau, và đặc biệt là những tư liệu trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ, để từ đó tạo ra một danh sách các câu quá trình với đầy đủ diện mạo của nó, góp phần mô tả được một cách đầy đủ cấu trúc ngữ nghĩa và cú pháp của kiểu câu này.
    4. ý nghĩa của khoá luận
    Đề tài này dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngữ pháp chức năng nhưng phát triển và ứng dụng vào tiếng Việt với mong muốn góp phần làm rõ hơn những đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của loại câu biểu hiện quá trình. Từ đó gợi mở những hướng nghiên cứu cho các công trình về nghĩa biểu hiện khác, cũng như góp phần củng cố những nhận định và cách phân loại của các nghiên cứu đi trước.
    Khoá luận có mối liên quan chặt chẽ với những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt như: vị từ động, vị từ tĩnh, thành phần câu, các vai nghĩa, câu chủ động câu bị động của tiếng Việt Vì vậy, thông qua đề tài, chúng tôi mong sẽ góp phần phục vụ cho việc phân loại vị từ tiếng Việt cũng như các vấn đề ngữ pháp khác trong tiếng việt.
    5. Bố cục của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm bốn chương sau:
    Chương1: Trình bày những vấn đề có liên quan để làm cơ sở cho các phân tích trong các chương kế tiếp. Đối với đề tài của chúng tôi, vấn đề quan trọng nhất là tìm hiểu các quan điểm của các học giả đi trước về các vai nghĩa và nhất là câu biểu hiện cũng như cách phân loại câu biểu hiện. Từ đó lựa chọn quan điểm phù hợp để tiến tới xác lập cách hiểu về câu biểu hiện quá trình.
    Ngoài ra, cũng trong chương này, chúng tôi phân tích chung về đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của kiểu câu biểu hiện quá trình trong tiếng Việt, các tiêu chí nhận diện câu quá trình và các tiểu loại của nó. Để từ đó tạo cơ sở cho chương 2 và 3 có thể đi vào hai tiểu loại lớn của câu biểu hiện quá trình.
    Chương 2: Mục đích chương này là đi vào tìm hiểu tiểu loại thứ nhất của câu biểu hiện quá trình, đó là câu biểu hiện quá trình vô tác. Trong đó, ngoài việc phân tích chung về đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của câu quá trình vô tác, chúng tôi tập trung phân tích vào từng tiểu loại câu quá trình vô tác.
    Chương 3: Chương này phân tích tiểu loại lớn thứ hai của câu biểu hiện quá trình, đó là câu quá trình chuyển tác. Trong đó, cũng như chương trước, chúng tôi phân tích chung về đặc điểm ngữ nghĩa, cú pháp của câu quá trình chuyển tác và từng tiểu loại câu quá trình chuyển tác, có sự so sánh đối chiếu với câu quá trình vô tác, cũng như với các kiểu câu biểu hiện khác.
    (72 trang)
     
Đang tải...