Luận Văn Bước đầu sử dụng 3D Studio Max để XD một số mô hình về các mạng tinh thể trong kim loại để áp dụng d

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TINH THỂ

    1. MẠNG TINH THỂ VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VẬT RẮN:

    Ta biết rằng chất rắn khác với chất lỏng và chất khí vì nó không chỉ giữ nguyên thể tích mà cả hình dạng chúng cũng không thay đổi. Chỉ trừ Hêli, tất cả các chất ở nhiệt độ đủí thấp đều chuyển sang trạng thái rắn. Điều này chứng tỏ khi vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử khá nhỏ thì lực tương tác giữa chúng lớn đến mức đủ để ràng buộc các phân tử, không cho các phân tử dịch chuyển chỗ, nhờ đó chất rắn được giữ nguyên hình dạng bên ngoài. Căn cứ vào cấu trúc bên trong và các tính chất vật lý khác, ta có thể phân chia chất rắn làm hai loại: chất rắn kết tinh (thạch anh, phèn chua, muối, kim cương, các kim loại, v.v .) và chất rắn vô định hình (thuỷ tinh, nhựa thông, v.v .).
    Về mặt cấu trúc, chất rắn kết tinh cấu tạo bởi các tinh thể. Có hai loại chất rắn kết tinh là chất rắn đa tinh thể (gồm nhiều tinh thể nhỏ kết hợp với nhau một cách hỗn độn) và chất rắn đơn tinh thể (chỉ gồm một tinh thể duy nhất tạo ra).
    Khi làm lạnh chất lỏng đến một nhiệt độ xác định nào đó mà không sử dụng biện pháp đặc biệt như dùng áp suất, dùng từ trường .thì trong chất lỏng xuất hiện rất nhiều tâm kết tinh và từ đó bắt đầu hình thành các tinh thể nhỏ. Tập hợp các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn này tạo nên chất rắn đa tinh thể. Vậy tập hợp nhiều tinh thể khác nhau liên kết nhau sẽ cấu tạo nên một vật thể mà ta gọi là vật rắn đa tinh thể. Thí dụ các kim loại dùng trong kỹ thuật thường là chất rắn đa tinh thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...